Bộ trưởng Tài chính: Gần 43 nghìn tỷ đồng không có khả năng thu hồi
Ngọc Linh 22/10/2019 09:53 | Chào ngày mới
Chính phủ muốn tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng Cử tri kiến nghị làm rõ trách nhiệm Bộ GD-ĐT vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình và Sơn La Dấu ấn nhân sự tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 |
Sáng nay (22/10), Quốc hội khoá XIV tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8. Mở đầu ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Dự thảo cho biết: Tình hình nợ đọng thuế hiện đã giảm xuống ở mức 6,9% tổng nợ trên tổng thu nội địa. Tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao, tính đến 31/8 là 88.253 tỷ đồng. Trong đó tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 48,7%).
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đặc biệt nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có cơ chế xử lý nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách.
Theo cơ quan quản lý thuế, nguyên chủ yếu dẫn tới tình trạng không còn khả năng nộp ngân sách là do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự giải thể, phá sản, bị thiên tai, thảm họa bất ngờ không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng |
Luật Quản lý thuế quy định tiền chậm nộp là 0.03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp trong khi người nộp thuế hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng nộp thuế nên số tiền chậm nộp càng tăng theo thời gian.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tổng số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp cơ quan quản lý thuế đã tính và quản lý của các đối tượng nêu trên tính đến ngày 31/8 là 15.779 tỷ đồng, song thực tế không có khả năng thu hồi.
Cơ quan thuế căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành đã tích cực xử lý nợ đọng thuế. Kết quả những năm qua cho thấy, đã thu được 80% số nợ có khả năng thu hồi. Thế nhưng, nợ đọng thì không xử lý dứt điểm được do chưa có cơ chế.
"Số nợ này là nợ ảo, không còn khả năng thu vào ngân sách" - Bộ trưởng Dũng khẳng định. Vì thế, Chính phủ thấy cần thiết phải báo cáo Quốc hội cho cơ chế xử lý, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nợ đọng không còn khả năng thu nộp ngân sách nhà nước trước ngày 1/7/2020.
Xem thêm:
![]() Khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV sáng nay (21/10), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sẽ có ... |
![]() Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước ta đã nhất ... |
![]() Sáng 21/10, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV được khai mạc. Trong thời gian gần 1 tháng, Quốc hội sẽ xem xét tình hình ... |
![]() Theo kế hoạch, Quốc hội dự kiến miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến vào ngày ... |
![]() Từ ngày 14-17/10/2019, phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến, quyết định phê chuẩn nhiều ... |
![]() Kiến nghị thu hồi tài sản tham nhũng, xử lý nghiêm chạy chức chạy quyền, số phận của các siêu dự án ngàn tỷ "đắp ... |
Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Tươi thắm sắc đào rừng Tây Bắc trên núi cao hùng vĩ

Bài viết mới
Khi cờ búa liềm tung bay cùng công tác đối ngoại

Đảng bộ tại Campuchia dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.