Cán bộ nghỉ hưu dính kỷ luật có thể bị cắt quyền lợi vật chất
Quốc hội xem xét bỏ hình thức kỷ luật giáng chức Đề xuất thêm ngày nghỉ lễ Gia đình Việt Nam 28/6 Vụ Đàm Vĩnh Hưng kích động bạo lực: Đại biểu Quốc hội đề nghị xử nghiêm |
Tại nghị trường Quốc hội, sáng nay (24/10), Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Theo báo cáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu như nội dung dự thảo luật đề xuất.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng cần quy định rõ: Các hình thức kỷ luật phải đi kèm với hệ quả pháp lý nhất định về vật chất, tinh thần đối với người chịu kỷ luật.
"Đối với từng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo, khiển trách, xóa tư cách thì cán bộ, công chức còn phải chịu hệ quả kèm theo, ví dụ như cắt một số quyền lợi về vật chất mà người đó được hưởng" - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh.
Về ý kiến cho rằng cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải trình rằng, một số luật hiện hành cũng có quy định điều chỉnh: Luật Cơ yếu, Luật Phòng, chống tham nhũng...
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định |
Theo dự thảo luật, xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này xảy ra trong thời gian cán bộ, công chức đang còn công tác (đang là cán bộ, công chức) và vẫn còn trong thời hiệu xử lý theo quy định.
Vì thế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định về vấn đề này trong Luật Cán bộ, công chức theo hướng áp dụng quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với đối tượng khác (cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu) là phù hợp.
Cũng theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một chủ trương lớn cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.
Về đề nghị bỏ hình thức kỷ luật "giáng chức", báo cáo cho thấy đa số ý kiến ĐBQH cho rằng nên giữ lại hình thức này như quy định hiện hành. Đồng thời, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy hình thức kỷ luật "giáng chức" vừa có tính răn đe, vừa phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm của cán bộ, công chức.
Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ quy định về hình thức kỷ luật "giáng chức" trong luật như đa số ý kiến ĐBQH.
Xem thêm:
Vốn điều lệ 30 tỷ trở lên, doanh nghiệp mới được chào bán chứng khoán Theo Dự thảo Luật Chứng khoán của Chính phủ, các công ty cổ phần chỉ được phép chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng ... |
Bộ trưởng Tài chính: Gần 43 nghìn tỷ đồng không có khả năng thu hồi Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, tổng số tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi trên thực tế là 42.990 tỷ ... |
Chính phủ muốn tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu lên ... |
Cử tri kiến nghị làm rõ trách nhiệm Bộ GD-ĐT vụ gian lận thi cử ở Hòa Bình và Sơn La Theo Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, cử tri nhiều địa phương kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong ... |
Dấu ấn nhân sự tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 này có bàn về công tác nhân sự. Trong đó, có thể kể tới ... |
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội bàn thảo 3 nhóm vấn đề lớn Khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV sáng nay (21/10), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sẽ có ... |