Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được quản lý chặt chẽ
Từ chối kiểm định những xe ô tô dán logo cảnh sát Giảm giá xe liên tiếp giúp thị trường ô tô níu giữ tăng trưởng Từ ATIGA đến EVFTA: Giá xe ô tô thường không như kỳ vọng |
Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được quản lý chặt chẽ |
Những quy định mới tại Thông tư được đánh giá là bước đột phá trong việc quản lý chất lượng cũng như khuyến khích các doanh nghiệp ô tô có sự đầu tư bền vững, chuyên nghiệp hơn.
Theo ông Trần Quang Hà, Phó vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT), đơn vị chủ trì xây dựng Thông tư, tinh thần của Thông tư nhằm quản lý chất lượng an toàn, kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT) của các mẫu xe được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. Một số quy định tại Thông tư được thiết kế theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) có sản phẩm tốt, chất lượng và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước hiện nay.
Một điểm mới trong Thông tư 25 là việc đánh giá mức độ rủi ro để phân nhóm DN từ đó áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp. Cụ thể, cơ quan quản lý chất lượng (QLCL) sẽ căn cứ vào các tiêu chí về hạ tầng DN, loại sản phẩm sản xuất lắp ráp và tiêu chí tuân thủ quy định để phân DN làm 3 nhóm: Nhóm có mức độ rủi ro thấp (nhóm 1); Nhóm có mức độ rủi ro trung bình (nhóm 2); Nhóm có mức rủi ro cao (nhóm 3).
Đối với các DN đạt nhóm 1, việc áp dụng các biện pháp quản lý sẽ có tần suất dài hơn so với nhóm 2 và 3. Chẳng hạn như chu kỳ đánh giá COP (đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm) sẽ có thời hạn 36 tháng thay vì 24 tháng (nhóm 2) hoặc 12 tháng (nhóm 3).
Với các DN nhóm 1, tần suất kiểm tra, lấy mẫu ngẫu nhiên 1 sản phẩm trong số xe xuất xưởng để đánh giá cũng có thời gian dài hơn là 24 tháng/lần thay vì 18 tháng/lần của nhóm 2 và 12 tháng/lần của nhóm 3.
Một quy định khác mà các DN sản xuất lắp ráp ô tô quan tâm là việc linh kiện sản xuất, lắp ráp sẽ được đánh giá COP như thế nào. Theo ông Trần Quang Hà, đối với linh kiện nhập khẩu từ các quốc gia có ký Hiệp định MRA về hàng rào kỹ thuật dùng chung một giấy chứng nhận thì các kết quả của các nước ấy mặc nhiên thừa nhận, không phải đánh giá.
Trường hợp linh kiện nhập khẩu từ các nước chưa có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận chất lượng xe cơ giới với Việt Nam sẽ phải đánh giá COP tương tự như linh kiện sản xuất lắp ráp trong nước. Nhưng những linh kiện này sẽ được miễn đánh giá COP các kỳ tiếp theo nếu cơ sở sản xuất trình được các tài liệu thể hiện kết quả đánh giá COP còn hiệu lực phù hợp theo quy định ECE (tiêu chuẩn cho việc kiểm định sản phẩm của châu Âu), EC (sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của châu Âu) được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc tổ chức đánh giá độc lập được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài công nhận.
“Việc đánh giá các linh kiện từ nước ngoài theo Thông tư 25 giảm thiểu tối đa việc phải đi nhiều lần. Thứ nhất, linh kiện ở nước ngoài, lần đầu tiên cơ quan đăng kiểm sang đánh giá COP còn những lần sau, hết 3 năm trở đi nếu vẫn linh kiện, nhà máy sản xuất đấy thì cơ quan đăng kiểm sẽ chấp nhận kết quả đánh giá của nước ngoài hoặc một tổ chức có thẩm quyền ở nước ngoài mà không cần phải đến tận nơi nữa”, ông Hà cho biết thêm.
Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước sẽ chủ động hơn |
Việc quản lý doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo nhóm kể trên cũng nhận được khá nhiều phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, nếu nhìn về tương lai sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ và bài bản hơn vào lĩnh vực này. Những doanh nghiệp đầu tư mạnh và bài bản chắc chắn sẽ nhận được nhiều cơ hội hơn so với trước đây.
Một điểm đáng chú ý khác trong thông tư 25 là việc chủ động hơn của các đơn vị sản xuất lăos ráp xe trong nước trong việc triệu hồi sản phẩm lỗi. Theo ông Đào Xuân Hải, Phó trưởng phòng Chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam - ĐKVN), trước đây doanh nghiệp muốn triệu hồi xe sẽ phải báo cáo Cục ĐKVN và chờ phê duyệt kế hoạch, phương án. Tuy nhiên, ở thông tư 25, các đơn vị này nếu tự phát hiện lỗi có thể chủ động thực hiện việc triệu hồi và chỉ cần có thông báo cho cơ quan đăng kiểm. Tuy nhiên những trường hợp nhà sản xuất không phát hiện ra lỗi, mà sản phẩm lỗi lặp lại một cách có hệ thống thì lúc đấy cơ quan quản lý sẽ yêu cầu phải triệu hồi. Khi đó, nhà sản xuất phải báo cáo kế hoạch, phương án để đăng kiểm chấp thuận.
Ngoài ra, Thông tư 25 cũng có một số điểm mới, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp như: không còn hình thức giám sát xuất xưởng đối với từng xe và cũng không có việc giám sát đột xuất. Chỉ khi có khiếu nại, thông tin có căn cứ thì mới được thành lập đoàn giám sát. Hay Giấy chứng nhận kiểu loại ô tô, linh kiện như trước đây không có thời hạn nên hàng năm đều phải đánh giá nhưng theo Thông tư 25 thì loại giấy này có thời hạn 3 năm mới phải thực hiện lại một lần.
Từ chối kiểm định những xe ô tô dán logo cảnh sát Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có văn bản gửi các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, theo đó những xe có hình ảnh, ... |
Sau F1, Việt Nam sẽ có thêm 1 giải đua thuộc hệ thống của FIA Asia Cross Country Rally (AXCR) là giải đua xe rally xuyên quốc gia của khu vực châu Á được tổ chức từ năm 1996, nằm ... |
Ô tô nhập khẩu bất ngờ sụt giảm khá mạnh Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong tháng 6/2019 bất ngờ sụt giảm tới 26,5% so với cùng kỳ tháng trước. Kim nghạch nhập ... |
TP.HCM lại đề xuất thu phí ô tô vào nội thành Để hạn chế ùn tắc, Sở Giao thông vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách ... |
Giảm giá xe liên tiếp giúp thị trường ô tô níu giữ tăng trưởng Báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tháng thứ 3 ... |