Bức tâm thư
Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp Hữu nghị (phần 2) Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975): Hoạt động động đối ngoại nhân dân phát triển mạnh mẽ. |
Quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp Hữu nghị (phần 1) Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) |
Khi đất nước vừa khai sinh, các tổ chức đầu Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam. tiên của đối ngoại nhân dân đã được ra đời để gánh vác sứ mệnh cao cả. Đó là trở thành những “người đưa thư, chuyển tải tới nhân dân bạn bè khắp thế giới những bức tâm thư” của nhân dân Việt Nam rằng: Việt Nam đã là một quốc gia độc lập. Nhân dân Việt Nam thiết tha yêu chuộng hòa bình. Sẵn sàng đoàn kết với thế giới để bảo vệ nền độc lập của mình cũng như nền hòa bình thế giới.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Trong bối cảnh nước ta chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với một quốc gia nào, công tác đối ngoại nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng.
Ngày 11/2/1950, Hội Việt - Trung hữu hảo (tiền thân của Hội hữu nghị Việt - Trung ngày nay) được thành lập do đồng chí Hồ Tùng Mậu làm Hội trưởng. Những năm tiếp theo liên tục các tổ chức hòa bình với nhân dân thế giới của Việt Nam được thành lập. Đó là Hội Hữu nghị Việt - Xô; Việt – Mỹ thân hữu hội, Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Á - Phi - Mỹ La-tinh, Hội hữu nghị với các nước Đông Âu, Tây Âu...
Nhiều đồng chí lãnh đạo của ta lúc đó được Bác Hồ cho phép lấy danh nghĩa Hội Việt - Mỹ thân hữu để tiếp các phái bộ của Mỹ và Đồng minh. Thông qua hoạt động của các tổ chức quốc tế, dân chủ, hòa bình, công đoàn, thanh niên, phụ nữ, phóng viên, nhà báo, các diễn đàn quốc tế và quan hệ song phương, ta đã gây dựng và thành lập phong trào ủng hộ Việt Nam.
Ngày 17/11/1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Đại hội thành lập thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam.
Hai ngày sau, 19/11/1950, tại ngôi nhà Tám mái, hội trường chung của Mặt trận Việt Minh và nhiều cơ quan đoàn thể ở Thủ đô kháng chiến Việt Bắc, xóm Ròong Khai, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên diễn ra Hội nghị hòa bình Việt Nam lần thứ nhất và thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam.
Hội nghị đã nghe thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư viết:
“Nhân dân Việt Nam ta cũng như nhân dân các nước trên thế giới đều yêu chuộng hoà bình, để xây dựng một xã hội dân chủ tốt đẹp”.
“Mấy năm nay, Việt Nam ta đang ra sức kháng chiến. Quân và dân ta đang ra sức đánh bọn đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Thế là chúng ta đang chặt cái gốc chiến tranh đế quốc, đang giúp sức bảo vệ hòa bình, đang góp một phần lực lượng với hơn 500 triệu chiến sĩ hòa bình ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác để bảo vệ hòa bình thế giới”.
Bia khắc lá thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Gửi Hội nghị hòa bình” đặt tại Roong Khai, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. |
Ngay sau hội nghị, Ủy ban đã phát động chiến dịch lấy chữ ký hưởng ứng hai nghị quyết của Hội đồng Hòa bình thế giới năm 1950 tại Xtốc-khôm, Thụy Điển, về thủ tiêu vũ khí hạt nhân và năm 1951 tại Béc-lin (Đức) về việc đòi các cường quốc phải ký hiệp ước hòa bình để ngăn chặn nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Chỉ trong một năm, đã thu được gần 6,5 triệu chữ ký.
Trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hôm nay. |
Đánh giá về lịch sử đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn cam go này, cố Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm khẳng định trong thế “đơn thương độc mã,” cùng một lúc chống lại không chỉ một kẻ thù, đất nước khó khăn, phức tạp, công tác ngoại giao và hoạt động đối ngoại của ta đã triển khai đường lối độc lập, tự chủ nhằm thêm bạn, bớt thù.
Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (phần 4) Thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và và hội nhập quốc tế (1992 - nay) |
Lịch sử hình thành và phát triển Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (phần 3) Thời kỳ 1975-1992, Đối ngoại nhân dân góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, chống bao vây, cấm vận, xây dựng và bảo vệ ... |