Bộ trưởng Bộ Xây dựng: "Nhà cao tầng mật độ cao là trách nhiệm của địa phương"
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (đoàn Hưng Yên) đặt câu hỏi về nhiệm vụ thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình dân dụng, các dự án, công trình cấp đặc biệt, các công trình nhà ở từ 25 tầng trở lên thuộc các nguồn vốn khác của Bộ xây dựng.
Bà Mai đặt vấn đề: "Vậy xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm cá nhân về tình trạng có quá nhiều nhà cao tầng được xây dựng với mật độ rất cao tại các khu đô thị lớn, nhất là Hà Nội, TP. HCM, gây rất nhiều hệ lụy cho xã hội?".
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết: Theo Luật Xây dựng, cơ quan chuyên môn của Bộ có chức năng thẩm định công trình cấp đặc biệt từ 25 tầng trở lên. Tuy nhiên, quy hoạch phân khu đối với công trình tập trung, quy hoạch riêng lẻ, quy hoạch 1/500 thuộc thẩm quyền địa phương.
Do đó, theo ông Phạm Hồng Hà, Bộ Xây dựng có trách nhiệm thanh, kiểm tra. Còn nếu quy hoạch do địa phương phê duyệt nhưng không phù hợp, dẫn tới việc xây dựng nhà cao tầng mật độ cao "là trách nhiệm của địa phương".
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà |
Tương tự đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai, đại biểu Nguyễn Minh Đức (đoàn TP. HCM) đặt vấn đề điều chỉnh mật độ đô thị cao ở Hà Nội và TP. HCM đã làm phá vỡ quy hoạch tổng thể của đô thị, gây quá tải cho quy hoạch đô thị và hạ tầng giao thông.
Ông Nguyễn Minh Đức cũng viện dẫn báo cáo chuyên đề của Quốc hội về quy hoạch. theo đó mật độ đô thị của Hà Nội và TP.HCM được điều chỉnh từ 24,6% lên 40%, tầng cao bình quân từ 20,33 tầng lên đến 40 tầng.
"Vậy quan điểm của Bộ Xây dựng về vấn đề này như thế nào" - đại biểu đoàn TP. HCM đặt câu hỏi.
Đáp lại, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay: UBND TP. Hà Nội, TP.HCM phải thực hiện việc điều chỉnh mật độ xây dựng, chiều cao của các khu vực trong nội đô, phải tuân thủ quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ tướng phê duyệt.
Theo ông Hà, trong trường hợp thay đổi do thực tiễn địa phương, UBND TP. Hà Nội và TP. HCM cần lập hồ sơ điều chỉnh theo đúng quy định để báo cáo Thủ tướng. Đồng thời, đầu tư tập trung đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông để đáp ứng nhu cầu và tránh quá tải về hạ tầng.
Quá tải nhà cao tầng ở Hà Nội. (Ảnh minh hoạ:Zing) |
Tiếp sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được mời giải trình thêm một số vấn đề liên quan tới xây dựng mà các đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi trước đó.
Đề cập tới giải pháp kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà cao tầng ở các đô thị lớn, ông Dũng cho rằng cần một giải pháp đồng bộ, vừa trước mắt, vừa lâu dài.
Cần có kế hoạch xây dựng đô thị vệ tinh, với kết cấu hạ tầng chất lượng, đồng bộ, hiện đại để hấp dẫn người dân. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đồng thời có cơ chế lựa chọn các nhà đầu tư, tư vấn quy hoạch có năng lực, có kinh nghiệm.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Thường xuyên cập nhật công khai quy hoạch, lắng nghe góp ý của người dân. Sau khi có quy hoạch bổ sung thì các địa phương phải có kế hoạch triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Xây dựng nói gì về sai phạm ở 8B Lê Trực, khu HH Linh Đàm? Chiều 04/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Trong đó, ... |
Bộ trưởng KH&ĐT: Chỉ đổi tên dự án cũng phải chờ... 5 tháng Trình bày tại Quốc hội sáng 29/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn ... |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì về thông tin 1 tỷ/suất nâng điểm ở Sơn La? Sáng 28/5, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi nhanh với báo chí ... |
Cấp dưới bị tố nhận 12 tỷ "chạy" dự án, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói "đang kiểm tra" Khi được hỏi về việc 2 cán bộ cấp dưới bị tố cáo nhận 12 tỷ đồng "chạy" dự án, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên ... |
Bốn Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Quốc hội vấn đề gì? Qua tổng hợp ý kiến, 4 bộ trưởng được chọn đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội gồm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ ... |