Ấn Độ đào tạo chuyên gia Việt Nam kỹ năng ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
Trong chương trình xây dựng năng lực mới nhất, được khởi động từ ngày 1/8, có khoảng 139 học viên từ các nước tham gia bao gồm: Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan.
Tại đây, các chuyên gia sẽ được đào tạo về nâng cao năng lực xử lý bệnh đậu mùa khỉ như: kỹ năng lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, phát hiện các triệu chứng lâm sàng…
Giáo sư, Tiến sỹ Priya Abraham (Giám đốc NIV ở Pune) cho biết: “Chúng tôi không chỉ giúp nâng cao năng lực cho các quốc gia khác mà còn cung cấp các bộ dụng cụ xét nghiệm, thuốc thử và đầu dò cho các quốc gia bất cứ khi nào nhận được yêu cầu.”
Ấn Độ tăng cường kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ (Ảnh: CNN). |
Trước đó, viện thí nghiệm của NIV đã phân lập được chủng virus đậu mùa khỉ để giúp các công ty dược phẩm phát triển vaccine và bộ dụng cụ chẩn đoán dịch bệnh này.
Ngoài ra, viện còn được chỉ định là phòng thí nghiệm chuyển tuyến để xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ. 15 phòng thí nghiệm nghiên cứu và chẩn đoán virus (VRDL) khác thuộc ICMR đã được tối ưu hóa để thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh đầu mùa khỉ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO),từ tháng 5-2022 đến nay, dịch bệnh đậu mùa khỉ gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh. Ngày 23-7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Đến ngày 30-7, đã ghi nhận trên 21.000 ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Hiện một số quốc gia, vùng lãnh thổ gần nước ta như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập.
Trước nguy cơ bệnh xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Các sở y tế tổ chức diễn tập, sẵn sàng kịch bản và ứng phó trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động. Đồng thời, sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực và kinh phí để triển khai biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc vật lý gần gũi, bao gồm cả tiếp xúc tình dục. Mặc dù đến nay chưa biết bệnh đậu mùa khỉ có thể được lây truyền qua đường tình dục hay không (ví dụ thông qua tinh dịch hay dịch âm đạo), nhưng việc tiếp xúc trực tiếp da với da bị tổn thương trong hoạt động tình dục có thể làm lây truyền virus. Nốt ban của bệnh đậu mùa khỉ có thể giống với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm bệnh do virus herpes và bệnh giang mai. Điều này có thể giải thích tại sao một số ca bệnh trong đợt bùng phát dịch hiện nay đã được phát hiện ở nam giới đến khám tại các phòng khám sức khỏe tình dục. |
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với thành phố Verrière-le-Buisson kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris Ngày 27/6, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã có buổi gặp gỡ thân mật với Thị trưởng thành phố Verrières-le-Buisson - ông François Guy Trébulle nhằm trao đổi về các quan hệ hợp tác giữa hai bên cũng như chuẩn bị cho các hoạt động phối hợp kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. |
Hoa Kỳ hỗ trợ đào tạo thực thi pháp luật cho kiểm lâm Việt Nam Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ và Cục Kiểm lâm Việt Nam cùng nhau xây dựng một chương trình đào tạo, tập huấn chuẩn hóa về mảng thực thi pháp luật cho kiểm lâm Việt Nam. |
Văn hóa chung sống, đối phó với dịch bệnh của Việt Nam gây ấn tượng với bạn bè quốc tế Đề cao sức mạnh cộng đồng, luôn giữ thái độ sống tích cực, vui vẻ, lạc quan, tự cường và kiên cường… đó là đặc điểm trong văn hóa chung sống đối phó với dịch bệnh của Việt Nam khiến bạn bè quốc tế ấn tượng, trân trọng. |