5 bà mẹ có con tự kỷ lập kênh podcast: để con phát triển một cách lành mạnh và công bằng
Malaysia tổ chức lễ hội âm nhạc dành cho nghệ sĩ là người khuyết tật Lần đầu tiên, Malaysia tổ chức lễ hội âm nhạc dành riêng cho các nghệ sĩ là người khuyết tật tham gia biểu diễn. |
Chia sẻ câu chuyện, tác phẩm của trẻ tự kỷ đến cộng đồng Hưởng ứng ngày 2/4, Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (World Autism Awareness Day), Triển lãm mang tên “Thế giới song song” được tổ chức tại Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) nhằm mục đích chia sẻ câu chuyện, tác phẩm của trẻ tự kỷ đến cộng đồng. |
5 bà mẹ có con mắc chứng tự kỷ đã cùng nhau lập nên kênh podcast nhằm thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập. |
Để có thể đạt được mục tiêu đầy ý nghĩa này, năm bà mẹ có con mắc chứng tự kỷ ở Malaysia đã cho ra mắt nền tảng podcast mang tên “KitaFamilyPodcast” nhằm thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập cho trẻ em gặp các vấn đề như: tự kỷ, khó đọc, bị rối loạn tăng động giảm chú ý...
Cô Desiree Kaur, 40 tuổi, một trong những người sáng lập cho biết, kênh podcast này được ra mắt vào đầu năm 2024 nhằm mục đích “trở thành nguồn thông tin thú vị và đáng tin cậy để tất cả mọi người cùng nhau xây dựng một thế giới thực sự hòa nhập”.
“KitaFamilyPodcast là nơi chúng tôi kể câu chuyện của mình, chia sẻ niềm hy vọng và kêu gọi hành động từ cộng đồng để cùng nhau thúc đẩy sự hòa nhập”, cô Desiree nói.
Những thành viên đồng sáng lập khác bao gồm: luật sư Anit Kaur Randawa, 48 tuổi; cô Nik Nadia Nik Mohd Yusoff, 43 tuổi là một người nội trợ; Tiến sĩ Choy Sook Kuen, 58 tuổi, điều hành một trung tâm can thiệp đa ngành cho trẻ em; và cô Nori Abdullah 48 tuổi, điều hành một trung tâm trị liệu cho trẻ em tự kỷ.
Những người phụ nữ này có xuất thân, hoàn cảnh và nghề nghiệp khác nhau, nhưng có chung một giấc mơ về một thế giới hòa nhập và thân thiện cho mọi trẻ em. |
Lý giải về việc lựa chọn podcast thay vì các nền tảng truyền thông và mạng xã hội khác, cô Desiree giải thích rằng, đây là “một định dạng dễ tiêu hóa nhất về nội dung cho mọi người” bởi nó đáp ứng được nhu cầu của 2 nhóm khán giả khác nhau: những người thích xem video và những người chỉ thích nghe.
Nội dung của các tập podcast thường xoay quanh những chủ đề thú vị liên quan đến cuộc sống của cộng đồng những người có nhu cầu đặc biệt, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó tập trung phản ánh và tôn vinh sự đa dạng và hòa nhập xã hội của cộng đồng này.
Mỗi tuần một lần, 5 bà mẹ lại sắp xếp thời gian để gặp nhau tại một phòng thu tại gia, nơi họ dành từ 60 đến 90 phút để cùng nhau thảo luận, xây dựng kịch bản và tiến hành ghi âm.
Kênh podcast nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ đông đảo khán giả với nhiều nội dung thú vị và hữu ích về nuôi dạy con cái. |
Thời gian đầu, cả nhóm gặp rất nhiều khó khăn vì mọi thứ đều quá mới mẻ đối với họ. Thế nhưng dần dần, kênh podcast bắt đầu được biết đến rộng rãi, và các bà mẹ nhận được phản hồi tích cực cùng những sự hỗ trợ của cộng đồng.
Cho đến nay, KitaFamilyPodcast đã phát hành được 26 tập podcast với hơn 9.000 người theo dõi thường xuyên.
Là một người mẹ có con mắc chứng tự kỷ, cô Desiree tin tưởng rằng, kênh podcast sẽ giúp cho con mình cùng tất cả những đứa trẻ khác có được cơ hội hòa nhập một cách công bằng vào cuộc sống xã hội. |
“Hy vọng rằng, kênh podcast này sẽ trở thành nguồn cảm hứng để tạo ra một thế giới an toàn và yêu thương không chỉ cho con trai tôi và cho tất cả những bậc phụ huynh có chung hoàn cảnh”, cô Desiree bày tỏ.
Cho trẻ em khuyết tật được vui chơi, học tập, được giáo dục, chăm sóc 82 trẻ khuyết tật của 2 huyện được khám tầm soát khuyết tật và tư vấn cho cha mẹ; có 4 nhóm cha mẹ được thành lập để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy trẻ khuyết tật; 80 cha mẹ được nâng cao nhận thức về hỗ trợ con rèn luyện kỹ năng sống... Đây là những kết quả mà dự án ‘Quyền học tập của em’ do ChildFund Việt Nam đem lại cho các trẻ khuyết tật tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. |
Ngôi nhà của hơn 1.000 trẻ khuyết tật Hơn 10 năm qua, những đứa trẻ sinh ra mang theo sự khiếm khuyết vẫn có một "điểm hẹn" là lớp học tại Trung tâm Chăm sóc Giáo dục Hướng nghiệp Trẻ Khuyết tật trí tuệ Phúc Tuệ. |