Xuất khẩu thịt giảm mạnh trong tháng đầu năm 2022
Nguyên nhân xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt giảm được nhận định là do xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như Trung Quốc, Hồng Kông... giảm mạnh.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 1/2022, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 15 thị trường. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hồng Kông, chiếm 50,3% tổng lượng thịt và các sản phẩm thịt xuất khẩu của cả nước với 700 tấn, trị giá 4,73 triệu USD, giảm 13,9% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 27,9% về lượng, nhưng tăng 19,4% về trị giá.
Xuất khẩu thịt các loại giảm mạnh ngay tháng 1/2022 - Ảnh minh họa. |
Cũng trong tháng 1/2022, thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh...
Trong đó, thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 986 tấn, trị giá 5,55 triệu USD, giảm 11,9% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 78,3% về lượng và tăng 78,9% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 5.638 USD/tấn, giảm 6,7% so với tháng 12/2021, nhưng tăng 0,3% so với tháng 1/2021. Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông, Thái Lan và Lào.
Việt Nam là địa bàn quan trọng hàng đầu, điểm đến của các nhà đầu tư Đức và EU Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Giám đốc Tập đoàn Adidas đánh giá Việt Nam là địa bàn sản xuất quan trọng hàng đầu, điểm đến của các nhà đầu tư Đức và EU. |
4 thị trường lớn chiếm 57% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đầu năm 2022 Theo thống kê từ Tổng Cục Hải quan, tháng 1/2022, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, chiếm hơn 57% kim ngạch xuất khẩu cả nước. |