Xác minh Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 982 trên Biển Đông
Giàn khoan Hải Dương 982 của Trung Quốc. Ảnh: Weibo |
Tại họp báo thường kỳ ngày 3/10, trả lời câu hỏi về thông tin Trung Quốc triển khai giàn khoan mới ra Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Các cơ quan chức năng đang xác minh thông tin này. Tuy nhiên, Việt Nam cho rằng các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Quốc tế về luật biển 1982".
"Việt Nam cho rằng mọi hoạt động trên Biển Đông cần tuân thủ quy định và Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982, trong đó có việc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định của khu vực".
Trước đó, ngày 25/9, tờ South China Morning Post (SCMP) có trụ sở tại Hong Kong đã dẫn lại một báo cáo được truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải cho biết nước này đang triển khai giàn khoan mới ở Biển Đông mang tên “Hải Dương 982” (Haiyang Shiyou 982).
Bài viết trên SCMP nêu rõ, đây là giàn khoan lớn nhất và tiên tiến nhất của Trung Quốc, dự kiến sẽ khoan dầu thô ở độ sâu lên tới 5.000m dưới mực nước biển.
Hiện chưa rõ vị trí chính xác của giàn khoan Hải Dương 982. Ảnh: Weibo |
Hải Dương 982 đã đi vào hoạt động từ ngày 21/9 ở vùng nước sâu tới 3.000 mét (9.850 feet), theo Chang An Jian, một tài khoản truyền thông xã hội do Ủy ban Chính trị và Pháp lý Trung ương Trung Quốc điều hành cho biết.
Bài viết không cho biết vị trí chính xác của giàn khoan.
Theo đó, Cục Hải sự Trung Quốc thông tin rằng Hải Dương 982 hoạt động trên Biển Đông từ ngày 21/8 đến ngày 5/11, tại khu vực có bán kính 2 km tính từ tâm là vị trí có tọa độ 17°37′44.589 vĩ Bắc / 110°21′16.894 kinh đông. Cũng theo thông báo trên, vị trí này là khu vực giếng dầu Lăng Thủy 15-2-1 (LS15-2-1), ở phía đông nam thành phố Tam Á, đảo Hải Nam.
SCMP nhận định rằng việc triển khai giàn khoan này giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc về dầu vào các nhà cung cấp nước ngoài.
“Những lo ngại này đã gia tăng vào tháng trước sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế trừng phạt đối với nhập khẩu dầu thô của Mỹ cũng như những ảnh hưởng từ cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ ở Ả Rập Saudi, vốn là nguồn dầu thô lớn thứ hai của Trung Quốc, sau Nga”, SCMP cho hay.
SCMP cho hay, Biển Đông à một trong bốn “trung tâm dự trữ” khí đốt và dầu của thế giới và được gọi là Vịnh Ba Tư thứ hai. Ảnh: Weibo |
Trong bài viết của SCMP cho biết khu vực Biển Đông chứa khoảng 190 nghìn tỷ khối khí đốt tự nhiên và 11 tỷ thùng dầu.
Kể từ năm 2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã khoan hơn 50 giếng thẩm định trên biển và phát hiện ra một số mỏ khí nước sâu lớn, bao gồm Đông Phương 13-1, Đông Phương 13-2, Lingshui 17-2 và Lingshui 25-1, SCMP cho biết.
Vào tháng 3 năm ngoái, China Oilfield Services, công ty "chị em" với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, đã giao giàn khoan nửa chìm nửa nổi Hải Dương 982, được thiết kế bởi Tập đoàn Agility Na Uy.
Tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong vòng hai tháng rưỡi, gây phản ứng dữ dội từ nhiều bên. Giàn khoan sau đó di chuyển về phía dự án Lăng Thủy, Hải Nam.
Trung Quốc tuyên truyền sai sự thật trong phim "Nam Hải Nam Hải" gây ảnh hưởng quan hệ hai nước Tại họp báo thường kỳ ngày 3/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, việc Trung Quốc tuyên truyền thông tin ... |
Việt Nam tái khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 về nước Việt Nam tái khẳng định lập trường về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông. Đồng thời, ... |
Thông điệp cứng rắn Mỹ gửi Trung Quốc khi diễn tập chung với ASEAN trên Biển Đông Giới quan sát cho rằng Mỹ đã gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc khi tổ chức diễn tập chung với quân đội các ... |