Whitmore - căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong trong vòng 48 giờ
Đồng Nai: Bệnh viện Nhi đồng chính thức lên tiếng về nguyên nhân khiến cháu bé 13 tuổi tử vong Cô dâu Trung Quốc tử vong vì nụ hôn ở cô của chú rể và nguyên nhân dẫn đến tử vong |
Thuốc lá gây nên những tác hại gì? |
Whitmore - căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Whitmore - căn bệnh có cái tên lạ tai thời gian gần đây bỗng được nhắc tới nhiều thực chất đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Không rõ vì lý do gì mà từ đầu năm 2019, bệnh Whitmore có dấu hiệu bùng phát trở lại.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai cho biết, trong 5-10 năm trước đây, BV mới tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân mắc whitmore, nhưng từ đầu năm 2019 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận tới 20 trường hợp. Riêng tháng 8, có 12 bệnh nhân whitmore nặng, trong đó đã có 4 ca tử vong do vi khuẩn “ăn” nhiều cơ quan.
Một bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore tấn công. (Ảnh: Mai Thanh) |
Whitmore là căn bệnh được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra. Loại vi khuẩn này sống trong bùn đất và nước, lây truyền cho người và động vật chủ yếu qua vùng da tổn thương do tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Hiện ghi nhận rất hiếm các trường hợp lây bệnh từ người qua người hay từ động vật qua người.
Whitmore là một loại bệnh truyền nhiễm rất đáng sợ và nguy hiểm, có thể gây tử vong cao, với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 40-60%. Khi vào cơ thể, vi khuẩn này sẽ tấn công nhiều cơ quan, dẫn đến suy đa tạng rồi sốc, tử vong. Ở những bệnh nhân có sẵn các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, nguy cơ bị tổn thương phổi, thận, gan càng lớn, nguy cơ tử vong do Whitmore càng cao.
Nguy hiểm nhất là hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore và khi đã khởi phát bệnh, diễn biến của bệnh rất nhanh, có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện.
Cách phòng ngừa bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Thời gian ủ bệnh whitmore từ 1-21 ngày, trung bình 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Trong giai đoạn này thường không có triệu chứng.
Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết...
Các biểu hiện bệnh thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện này xuất hiện ở bệnh nhân có bệnh nền tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất thì bác sĩ hãy nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore và cho chỉ định cấy máu, mủ, đờm hoặc nước tiểu ngay. Xét nghiệm vi sinh cận lâm sàng và bác sĩ lâm sàng phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để trao đổi ngay kết quả khi nghi ngờ hoặc đã kết luận là whitmore. Đối với người nhiễm bệnh, nếu có bệnh cảnh và các triệu chứng kể như trên thì phải đến ngay các bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị bệnh.
Để phòng tránh bệnh Whitmore, cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tăng cường tập thể dục, sinh hoạt điều độ để nâng cao sức đề kháng. Với những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.
Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... nên cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán sớm.
Xem thêm:
Thuốc lá gây nên những tác hại gì? Từ năm 1987, Tổ chức Y tế thế giới đã lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới không huốc lá để hưởng ứng ... |
Cảnh giác tình trạng méo miệng, liệt mặt vào mùa lạnh Thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp khiến cho nhiều người đột nhiên bị méo miệng, lệch mặt. |
Bệnh Whitmore là gì? Dấu hiệu phát hiện bệnh và cách điều trị Bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn "ăn thịt người" Burkholderia pseudomallei ... |
Các chuyên gia “mách” cách phòng nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy Rạng Đông Sáng 11/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội đã hướng dẫn người dân cách chăm sóc sức khỏe, đề phòng nhiễm độc thủy ... |