VUFO cần đẩy mạnh nghiên cứu quan hệ giữa các nước lớn và tác động tới Việt Nam
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng gợi mở 5 nhiệm vụ của VUFO |
4 việc cần làm của VUFO |
TRỰC TIẾP: Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) lần thứ VI |
Ông Bùi Thế Giang – Đại sứ, Nguyên Phó trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc: Cần nghiên cứu về nước lớn và quan hệ với các nước lớn Tôi nghĩ là thế giới hiện nay rất khác. Rất khác so với 5 năm, 10 năm trước. Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới đây, nhìn tình hình thế giới, tình hình khu vực, theo tôi chúng ta cần tập trung vào những việc sau: Tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đảng ta mà Đại hội XII đã đề ra. Đặc biệt thực hiện cho được 2 nhiệm vụ đối ngoại quan trọng nhất: Một là giữ cho được hòa bình để ổn định phát triển đất nước. Hai là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đây là hai nhiệm vụ nghe thì đơn giản nhưng không dễ trong bối cảnh thế giới hiện nay kể cả việc thực hiện hai nhiệm vụ đó để đạt mục tiêu cao nhất mà Đại hội XII đưa ra là bảo đảm lợi ích tối cao dân tộc. Đối ngoại nhân dân là một bộ phận trong đối ngoại của cả nước thì vẫn phải thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời phải làm mấy việc quan trọng sau: Về thế giới, phải tiếp tục nghiên cứu các nước lớn. Quan hệ giữa các nước lớn và tác động đối với Việt Nam. Trong đó có mảng dân và đối ngoại nhân dân. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục triển khai việc thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng trong mối quan hệ ĐNND. Nghiên cứu của ĐNND khác với nghiên cứu của Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, chúng ta phải một mặt nghiêm túc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, phối hợp chặt với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước. Phối hợp chặt chẽ không có nghĩa là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước làm gì thì ĐNND cũng làm như vậy. Nhiều khi, làm ngược nhau mà có phối hợp, có điều hành điều đó mới thể hiện sự nhuần nhuyễn, có hiệu quả. Phối hợp đó chúng ta phải hiểu theo nghĩa rộng, rất rộng. |
Ông Phạm Văn Linh – Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Sri Lanka: Chọn vấn đề nghiên cứu dựa trên thế mạnh của VUFO Bản chất của Đối ngoại nhân dân (ĐNND) chính là sự tranh thủ ủng hộ của bạn bè, nhân dân các nước có quan hệ hữu nghị với Việt Nam. Chính vì vậy, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) nên tập trung nghiên cứu về những lĩnh vực hợp tác, nhất là quan hệ truyền thống, lịch sử, ưu thế quốc gia, những điểm tương đồng để tạo sự đồng thuận. Một số vấn đề về chính trị, an ninh quốc phòng Việt Nam cần tranh thủ đối tác, bạn bè truyền thống để tranh thủ tiếng nói, sự đồng thuận, nhất là sự việc, vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam trên quốc tế. Trong bối cảnh mới, ĐNND sẽ có vị trí rất quan trọng. Không phải vấn đề nào cũng có thể giải quyết qua kênh Đảng, kênh ngoại giao Nhà nước mà, ĐNND có từ ngàn xưa, qua nhiều thế hệ, ngày nay lại được tiếp tục phát huy có thể là con đường dễ giải quyết hơn cả. Phải đưa các vấn đề của ĐNND đi vào thực tiễn, có chiều sâu bằng những nghiên cứu có tính chất bài bản, lựa chọn thế mạnh cả VUFO và cũng là cách để tập trung nguồn lực vào lĩnh vực ưu tiên tránh dàn trải và hoạt động có tính chất bề nổi. Phải vừa kết hợp sự kiện phong trào lẫn những nghiên cứu có tính chất bề sâu. Để làm được những điều đó, các cơ quan chức năng cần quan tâm những vấn đề VUFO kiến nghị hợp lý, chính đáng vào các chương trình. Các cơ quan truyền thông cần có sự tăng cường thông tin tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong xã hội. |
Ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Ấn: Hiểu bạn cần gì, chủ động đưa thông tin mình biết Thực hiện công tác đối ngoại nhân dân trong lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, VUFO rất cần tới một công cụ nhanh nhạy, sắc bén, hiệu quả- đó là thông tin đối ngoại. Trong ma trận thông tin đa phương tiện hiện nay, không ít những thông tin nhiễu, phản ánh sai sự thật về Việt Nam, thậm chí thù địch với Việt Nam, thì các cơ quan báo chí của Liên hiệp phải đưa tới bạn bè những thông tin chính thống, những thông tin có thể thuyết phục được họ một cách nhanh nhất, khách quan nhất. Để làm được việc đó, những người làm công tác thông tin cần biết được người ta muốn biết những gì và đồng thời chủ động thông tin những gì mình cần tuyên truyền. Thực tế cho thấy một bộ phận cộng đồng quốc tế hiện vẫn chưa được thông tin đầy đủ về Việt Nam, vẫn nhớ về một Việt Nam chiến đấu, chứ không phải một Việt Nam đang vươn mình trong xây dựng. Lỗi vừa của người ta vì không cập nhật thông tin và cũng vừa là của mình vì thông tin chưa đủ hấp dẫn để họ tìm đọc. Đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại cần giỏi ngoại ngữ để giao tiếp trực tiếp, để truyền đạt thông tin tới người nước ngoài thông qua các phương tiện thông tin báo chí của mình. Các phóng viên, biên tập viên cần tìm đọc báo chí nước ngoài để hiểu người nước ngoài trước khi thông tin lại cho họ về Việt Nam. Và, điều cuối cùng tôi muốn nói là làm công tác thông tin đối ngoại cũng phải theo phương châm chủ động, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin điện tử đa phương tiện để đạt tới hiệu quả thông tin tốt nhất. |