Vỡ đập thuỷ điện tại Ukraine và mối lo ngại an ninh lương thực toàn cầu
Việt Nam và IFAD hợp tác đẩy mạnh hành động vì an ninh lương thực Đoàn đại biểu Việt Nam, do Đại sứ Dương Hải Hưng, Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) dẫn đầu cùng các cán bộ chuyên trách của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 46 của Hội đồng Quản trị IFAD, được tổ chức trong các ngày 14 - 15/2. |
Vụ vỡ đập Kakhovka: Viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho các khu vực ngập lụt ở tỉnh Kherson (Ukraine) Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang nhanh chóng cung cấp các thiết bị y tế cần thiết đến các khu vực bị ngập lụt ở tỉnh Kherson (miền Nam Ukraine) sau vụ vỡ đập Kakhovka. |
Vựa lúa mì thế giới bị ảnh hưởng
"Toàn bộ khu vực xuôi dòng xuống Biển Đen và Crimea là vựa lúa mì không chỉ của Ukraine mà còn của thế giới. Chúng ta đang gặp khó khăn về an ninh lương thực và giá lương thực chắc chắn sẽ tăng lên" Griffiths cho biết trên BBC.
Các quan ngại diễn ra trong bối cảnh đập thuỷ điện Nova Kakhovka, nguồn nước quan trọng cho hàng triệu người ở Kherson cũng như các vùng Dnipro và Zaporizhzhia, đồng thời là nguồn tưới tiêu nông nghiệp chính ở miền nam Kherson và bán đảo Crimea, đã bị vỡ ngày 6/6/2023 tại tỉnh Kherson thuộc khu vực Nga kiểm soát.
Hình ảnh vệ tinh về đập thủy điện Kakhovka trên sông Dnipro ở Kherson (Ảnh: Maxar Technologies/Reuters) |
Bộ Nông Nghiệp Ukraine cho biết, 10.000 ha đất nông nghiệp dự kiến sẽ bị ngập lụt ở hữu ngạn phía Tây Ukraine, do Ukraine kiểm soát. Theo công bố mới nhất, vụ vỡ đập đã khiến 94% hệ thống thủy lợi ở Kherson, 74% ở Zaporizhzhia và 30% ở vùng Dnipro “không có nguồn nước”. “Những cánh đồng ở miền Nam Ukraine có thể biến thành sa mạc”, theo CNN.
Xung đột giữa Nga và nước láng giềng từ tháng 2/2022 đã tạo nên tác động đáng kể đến thị trường thực phẩm nông nghiệp, bởi Ukraine là một trong những nhà sản xuất lúa mì và dầu hướng dương lớn nhất thế giới.
Ukraine cũng là một trong số 5 nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới trước khi Nga mở chiến dịch quân sự ở nước này, chiếm khoảng 15% lượng ngô và 12% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Điều này có nghĩa là bất kỳ rào cản nào đối với việc tiếp cận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, như đã thấy trong những ngày đầu của cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Lương thực sẽ trở thành một "vũ khí chiến tranh"?
Việc phá hủy đập Kakhovka và nhà máy thủy điện, nằm trong khu vực do Nga kiểm soát trên sông Dnieper, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn đối với nguồn cung lúa mì, lúa mạch, ngô và dầu hướng dương giá cả phải chăng của Ukraine đến các quốc gia đang phát triển nơi người dân đang phải vật lộn với cuộc sống, nạn đói và giá lương thực cao.
Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen được ký kết giữa Nga và Ukraine vào tháng 07/2022 đã thiết lập những hành lang an toàn cho việc vận chuyển lương thực và phân bón tới thời hạn 17/07/2023. Thoả thuận này đã góp phần giảm tăng giá thực phẩm thế giới và cản thiện tình hình an ninh lương thực ở các quốc gia nghèo tại Châu Phi và Châu Á. Khi xung đột giữa Nga và Ukranie vẫn đang tiếp diễn, hơn 30.3 triệu tấn ngũ cốc đã được vận chuyển qua hành lang Biển Đen từ tháng 08/2022, trong đó, gần 57% sản lượng xuất khẩu ngũ cốc đã được đưa tới các nước như Yemen, Ethiopia, Djibouti, Somalia, and Afghanistan.
Tuy nhiên, Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen đang đứng trước nguy cơ sụp đổ với việc Nga đang cân nhắc rút khỏi thoả thuận trong phát biểu trước báo giới ngày 13/6/2023 của Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Sự bế tắc trong gia hạn thoả thuận xoay quanh những cáo buộc trong điều khoản về lợi ích của Nga ngày càng dấy lên lo ngại về việc Moscow sử dụng thoả thuận như hình thức “tống tiền” để dỡ bỏ những áp lực trừng phạt của Phương Tây.
Các chuyên gia cũng bày tỏ việc Nga hoàn toàn có thể sử dụng đường vận chuyển lương thực này như một vũ khí chiến tranh, gia tăng sức ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng thế giới khi hàng chục tàu chở ngũ cốc của Ukraine vẫn đang mắc kẹt tại Biển Đen. Glauber, cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết: "Điều này nhắc nhở mọi người rằng đó không chỉ là hình thức chiếu lệ, mà đây có thể là một diễn biến rất nghiêm trọng nếu thỏa thuận bị phá vỡ".
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị và tăng cường hợp tác giữa 2 tỉnh Quảng Ngãi và Attapeu (Lào) Ngày 23/8, Lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Attapeu (Lào) sang thăm và làm việc tại tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Thị Quỳnh Vân đánh giá chuyến thăm của Đoàn có ý nghĩa quan trọng, góp phần vun đắp cho mối quan hệ giữa Việt Nam - Lào nói chung và 2 tỉnh Quảng Ngãi - Attapeu nói riêng. |
Thụy Điển - Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển đổi năng lượng Tại Hội thảo kỹ thuật “Chuyển đổi năng lượng - Vai trò của hệ thống điện", các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp của Thụy Điển trong việc vận hành hệ thống điện, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, hướng tới phát triển bền vững. |