Việt Nam và các nước châu Phi - Trung Đông: Biến thách thức thành cơ hội phát triển bền vững
Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ diễn ra vào sáng 7/11, qua hệ thống đường truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ điểm cầu Hà Nội kết nối với điểm cầu TP Hồ Chí Minh và các điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. |
Phát triển thị trường bảo hiểm minh bạch, bền vững và an toàn Trước sự phát triển của thị trường và nhiều quy định pháp luật liên quan thay đổi, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã bộc lộ một số bất cập nhất định, không còn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật Dân sự, một số nội dung chưa có căn cứ áp dụng trong thực tiễn. |
Hội thảo do Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) tổ chức.
Các đại biểu chụp ảnh lưu nhiệm tại hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Kết nối bền chặt, hiệu quả, toàn diện
Theo Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga, “kể từ khi đại dịch bùng phát ở Việt Nam và các nước châu Phi – Trung Đông vào đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam và các nước châu Phi – Trung Đông vẫn tiếp tục tăng cường các kết nối, không làm gián đoạn quan hệ hợp tác giữa hai bên. Sự kết nối với khu vực châu Phi và Trung Đông luôn bền chặt và không có gì thay đổi, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga: “Quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi ngày càng phát triển và được mở rộng một cách thiết thực, hiệu quả bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra”. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Sự kết nối bền chặt đó được thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, ngoài các hoạt động chính trị - ngoại giao tại cấp khu vực, quốc tế, các hoạt động ở cấp Đại sứ quán, thương vụ, các tổ chức, doanh nghiệp, VUFO và châu Phi cũng được thực hiện tích cực.
Với mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các nước châu Phi ở cấp độ khu vực, tháng 7/ 2020, Việt Nam đã chính thức đề xuất thiết lập quan hệ với AU. Theo Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga, đây là cơ sở tạo cơ chế hợp tác, phối hợp đồng bộ ở cấp khu vực với tổ chức khu vực lớn nhất châu Phi này. Từ đó, củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - châu Phi ngày càng phát triển và được mở rộng một cách thiết thực, hiệu quả bất chấp những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Biến thách thức thành cơ hội
Phát biểu tại Hội thảo, ý kiến của các nhà nghiên cứu, chính khách, nhà ngoại giao tại Hội thảo đều đánh giá cao bước phát triển trong mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa Việt Nam với các nước châu Phi và Trung Đông cũng như những tiềm năng, lợi thế của các bên.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, châu Phi – Trung Đông là thị trường rộng lớn với 1,6 tỷ dân, giàu tiêm năng với nhiều nền kinh tế phát triển, đối tác, bạn bè hữu nghị, truyền thông và có vị trí ngày càng quan trọng với Việt Nam. Trong đó, Trung Đông có tiềm năng dồi dào về nguyên nhiên liệu, tài chính, nguồn vốn và công nghề… còn châu Phi là một thị trường nguyên liệu và tiêu dùng lớn của thế giới.
Tuy nhiên, những thành tựu trong hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi – Trung Đông theo đánh giá của các đại biểu là chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu ngày càng tăng của hai bên, nhất là về thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học – công nghệ, du lịch…
Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga cho hay, “hai bên còn thiếu thông tin và sự hiểu biết sâu về thị trường, tập quán kinh doanh và hệ thống pháp luật của nhau. Sự xa cách về địa lý cũng là một trong những khó khăn chính dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao và sự quan tâm chưa đúng mức của các bộ, ngành doanh nghiệp hai bên. Mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại thường trú của mỗi bên cũng còn mỏng, các cơ chế hợp tác song phương hiện chưa thực sự phát huy hết vai trò trong thúc đẩy hợp tác kinh tế…”.
Các đại biểu cũng cho rằng, bên cạnh khó khăn cũng có những lợi thế nhất định, thúc đẩy sự phát triển của các bên.
Nhấn mạnh Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Maroc ở Đông Nam Á, Đại sứ Vương quốc Maroc tại Việt Nam, ông Jamale Chouaibi cho rằng, thực tế mới do dịch Covid-19 gây ra sẽ là dịp để xem xét lại cơ chế hợp tác giữa hai nước để hoàn thiện, bổ sung khuôn khổ pháp lý hiện có. Điều này sẽ giúp cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đạt được nhiều kết quả hơn trong tương lai gần.
Đại sứ Vương quốc Maroc tại Việc Nam – ông Jamale Chouaibi (Ảnh: Tuấn Anh) |
Các đại biểu khác tại Hội thảo cũng đã thảo luận và cung cấp nhiều thông tin về tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi - Trung Đông trên các lĩnh vực cụ thể. Đồng thời chia sẻ các giải pháp để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi – Trung Đông hậu COVID-19 ngày càng bền chặt hơn, hiệu quả hơn, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, phát triển ngành Halal, nông nghiệp, du lịch, lao động và công nghệ…