Tiêu chuẩn hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Tổng kết chương trình 'Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ CP điện tử' Ngày 16/10, Ban Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” đã tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết sau 4 năm triển khai (11/2016 – 4/2021). |
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: “Chống dịch phải có sự tham gia của các nhà khoa học” Làm việc tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt khẳng định: “Chống dịch phải có sự tham gia của các nhà khoa học”. |
Tham dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) Nguyễn Hoàng Linh; đại diện các bộ, ngành, hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng các Sở KH&CN, Chi cục TĐC kết nối trực tuyến qua các đầu cầu ở 63 tỉnh/thành phố.
Toàn cảnh hội nghị |
Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết, Ngày Tiêu chuẩn Thế giới luôn là dịp để các quốc gia thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), trong đó có Việt Nam, triển khai hoạt động thông tin, tăng cường hợp tác nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa toàn cầu đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong việc đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp, Chính phủ và người tiêu dùng ở mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn cầu nói chung.
Với tư cách là thành viên chính thức của ISO, ITU, Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (CODEX) và là thành viên liên kết của IEC, Việt Nam có quyền và có trách nhiệm tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế để sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn.
Đồng thời Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế làm nền tảng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng Việt Nam.
Ngoài việc tham gia vào các hoạt động chung theo trách nhiệm của thành viên, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến các sản phẩm hàng hoá chủ lực của Việt Nam.
Chủ đề Ngày Tiêu chuẩn Thế giới năm nay là “Tiêu chuẩn phục vụ cho các Mục tiêu phát triển bền vững – Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn”, lại một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong việc cung cấp những công cụ hữu hiệu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững mang tính toàn cầu, chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc trong đó có Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Xuân Định phát biểu tại hội nghị |
Hiện nay, Bộ KH&CN đã công bố hơn 13.000 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt trên 60%, bao trùm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp chủ động tăng cường năng lực và chuẩn bị các giải pháp, chiến lược tốt nhất trong việc tuân thủ các quy tắc và quy định đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng trong thương mại hóa toàn cầu.
Đề cập đến vai trò của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong phát triển kinh tế - xã hội, theo Phó Tổng cục trưởng TĐC Nguyễn Hoàng Linh, hệ thống TCVN được phát triển theo hướng tăng cường hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến (ưu tiên cam kết hài hòa tiêu chuẩn trong ISO, IEC, ITU, Codex, CEN/CENELEC, APEC…) đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu theo TCVN cũng có chất lượng tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Châu Âu và các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản... được thị trường thế giới chấp nhận.
Ngoài ra, Hệ thống TCVN cũng đã hỗ trợ trong công tác xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Đến nay, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành khoảng 800 QCVN. Các QCVN đã trở thành công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, hỗ trợ quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ cho con người; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội.
Tuy nhiên, cùng với những thành tích đã đạt được, thời gian qua hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid - 19 diễn biễn phức tạp, kéo dài, đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Mặt khác, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới suy giảm, nhiều nước tăng cường các biện pháp kỹ thuât bảo hộ thương mại trong nước thông qua xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thế hệ mới với nhiều yêu cầu kỹ thuật khắt khe hơn cũng đã gây ra không ít khó khăn cho hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ 2021 - 2030 của Chính phủ đã giao nhiệm vụ đối với ngành KH&CN nói chung và TĐC nói riêng đã định hướng hoạt động tiêu chuẩn hóa cấp quốc gia trong thời gian tới với một số nội dung như: Xây dựng Chiến lược Tiêu chuẩn hóa quốc gia gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến 2030; Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, gắn chặt với Doanh nghiệp, lấy Doanh nghiệp làm trung tâm; Tăng cường nguồn lực Tiêu chuẩn hóa quốc gia,…
Tổng kết chương trình 'Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ CP điện tử' Ngày 16/10, Ban Chủ nhiệm Chương trình “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” đã tổ chức Hội nghị đánh giá, tổng kết sau 4 năm triển khai (11/2016 – 4/2021). |
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: “Chống dịch phải có sự tham gia của các nhà khoa học” Làm việc tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt khẳng định: “Chống dịch phải có sự tham gia của các nhà khoa học”. |
Các nhà khoa học Việt Nam đóng góp mang tính quyết định thành công trong phòng, chống dịch COVID-19 Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, các nhà khoa học Việt Nam đã nỗ lực từ những ngày đầu, có đóng góp mang tính quyết định thành công trong phòng, chống dịch COVID-19. |