Việt Nam muốn hồi sinh 50.000 ha đất chết mỗi năm
Quảng Trị: Phát hiện, di dời thành công 85 quả đạn pháo còn nguyên ngòi nổ Hồ Văn Lai - Vượt qua nỗi đau bom mìn Khởi động dự án tranh tường hỗ trợ giáo dục nguy cơ bom mìn tại Quảng Trị |
Được biết, với sự hỗ trợ của Tổ chức RENEW (tổ chức hoạt động trong lĩnh vực rà phá bom mìn, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Quảng Trị), vào giữa tháng 3 năm nay, các bạn học sinh của Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đã hoàn thành những bức tranh cổ động trên hàng rào nhà trường. Điểm trường mầm non thị trấn Cửa Việt là nơi đầu tiên được lựa chọn để vẽ tranh bích họa mang thông điệp phòng tránh bom mìn.
Các em học sinh và phụ huynh ở trường mầm non thị trấn Cửa Việt thích thú khi nhìn những bức tranh trên tường rào nhà trường. Nguồn: Thanh Hiếu |
Theo cô giáo Trần Thị Kim Liên, Phó hiệu trưởng trường mầm non Cửa Việt, những bức tranh như đã khoác một tấm áo mới cho nhà trường và mang lại những giá trị truyền thông về bom mìn. Bức bích họa ngộ nghĩnh, rất phù hợp với độ tuổi mầm non. Qua đó, giúp trẻ khám phá, trải nghiệm và biết bảo vệ bản thân.
Dự án RENEW và Đoàn thanh niên Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị sẽ tiếp tục triển khai thêm 15 - 17 công trình bích họa tuyên truyền phòng tránh bom mìn. Dự án vẽ tranh tuyên truyền phòng tránh bom mìn nhận được sự tài trợ của Tổ chức Quỹ từ thiện FJC, Hoa Kỳ.
Đây chỉ là một trong rất nhiều hoạt động trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam thời gian qua.
Tại họp báo hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bom mìn, ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40.000 người bị chết, 60.000 người bị thương. Trong đó phần lớn là người lao động chính trong gia đình và trẻ em.
Đến nay, cả nước đã có 1.012.923 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (bao gồm nạn nhân bom mìn) được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ BHYT. Trường hợp nạn nhân bom mìn là người khuyết tật đặc biệt nặng, không có điều kiện chăm sóc ở cộng đồng và gia đình, không có người nuôi dưỡng được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.
Hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn
Năm 2018, Bộ đã hướng dẫn triển khai mô hình sinh kế, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng tại một số tỉnh, TP. Mô hình tập trung vào các hoạt động như: Phát hiện can thiệp để phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn, trợ giúp nạn nhân bom mìn học nghề tìm việc làm tại gia đình và nơi cư trú, hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn (như trâu, bò, máy may và dụng cụ làm nghề may…) tùy theo nhu cầu cầu và điều kiện thực tế của mỗi gia đình…
“Phần mềm bảo đảm sự cập nhật thông tin liên tục kịp thời về nạn nhân bom mìn và gia đình. Đây là căn cứ đầu tiên để cấp xã thẩm định xác minh thông tin và tiến hành thủ tục cấp giấy xác nhận khuyết tật với nạn nhân bom mìn. Đồng thời căn cứ trên thông tin trong phần mềm, cơ quan LĐ-TB&XH ở địa phương đánh giá, lập danh sách nhu cầu của nạn nhân bom mìn kết nối với các tổ chức, cá nhân để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của nạn nhân kịp thời, phù hợp nhất”, Phó Cục trưởng Cục BTXH Tô Đức thông tin.
Ông Đức cũng cho biết, ngoài việc tuyên truyền cho nạn nhân bom mìn, người khuyết tật biết chủ động đăng ký kê khai thì trong trường hợp họ không thực hiện được sẽ hướng dẫn cho người thân hỗ trợ. Nếu người thân cũng không giúp được thì nhân viên công tác xã hội cấp xã phường có trách nhiệm tiếp cận và hướng dẫn nạn nhân bom mìn đăng ký.
Qua thí điểm, tổng số người khuyết tật, nạn nhân bom mìn đăng ký vào hệ thống là 6.650 người. Năm 2019, dự kiến sẽ mở rộng phạm vi thí điểm phần mềm, bảo đảm để nạn nhân bom mìn, người khuyết tật tiếp cận các chính sách hỗ trợ một cách nhanh chóng, đơn giản, ông Tô Đức cho biết.
Cùng với công tác hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn, năm qua hoạt động tuyên truyền phòng, tránh tai nạn bom mìn cũng đã được chú trọng tăng cường.
Rà phá bom mìn đem lại những khu đất an toàn, để nhiều ngôi nhà có thể được xây dựng lại trên đó. Ảnh tư liệu |
Hồi sinh những vùng đất chết
Hiện uớc tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800 nghìn tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm của Việt Nam còn khoảng 6,13 triệu ha chiếm 18,71% tổng diện tích của cả nước. Số bom, mìn, vật liệu chưa nổ hiện vẫn còn nằm rải rác tại 63/63 tỉnh, thành. Để làm sạch diện tích ô nhiễm bom mìn này, sẽ phải mất hàng trăm năm.
Tại buổi họp báo, chủ đề của ngày thế giới nâng cao nhận thức về bom mìn năm nay tiếp tục được Phó TGĐ Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của Việt Nam năm nay sẽ tập trung vào chủ đề này. Một trong những trọng tâm triển khai thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu rà phá, giải phóng 50.000 ha đất bị ô nhiễm bon mìn mỗi năm, giảm tỷ lệ bom mìn trên toàn quốc xuống dưới 15%, nhất là các tỉnh bị ô nhiễm nặng.
Trên cơ sở thực trạng ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam sẽ xác định các nguồn lực và nhiệm vụ tập trung triển khai trong năm 2019 và trong những năm tới. “Hiện nay công tác rà phá bom mìn mới chỉ đạt khoảng 30.000 ha một năm, so với chỉ tiêu đề ra là chưa đạt”, ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin.
Cũng theo ông Phúc, trong năm vừa qua, Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam 20 triệu USD để tiến hành khảo sát, xây dựng một đề án để nâng cao năng lực, hỗ trợ kĩ thuật, tập trung rà phá bom mìn ở một số tỉnh bị ô nhiễm nặng; huấn luyện được 50 nhân viên rà phá bom mìn đạt chuẩn quốc tế - đây sẽ là các hạt nhân nòng cốt cho việc tìm kiếm và rà phá bom mìn./.
Xem thêm
Hàn Quốc trao 200 máy dò bom mìn giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh Ngày 19/3, tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã diễn ra lễ bàn giao thiết bị phục vụ công tác rà phá bom mìn ... |
Nhiều nguồn lực hỗ trợ Quảng Trị khắc phục hậu quả ô nhiễm bom mìn Tình trạng ô nhiễm bom mìn ở Quảng Trị cao nhất cả nước, với 81% tổng diện tích đất. Bom mìn còn sót lại sau ... |
Tồn lưu bom mìn, chất độc hóa học là thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi dự chương trình giao lưu “Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau ... |