Việt Nam dẫn đầu các nước ASEAN trong cuộc chiến chống Corona virus
Báo Đức ca ngợi cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Việt Nam |
Báo chí Nga ca ngợi thành công của của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 |
Tác giả bài viết ông Kavl Chongkittavorn. |
Khi bộ trưởng ngoại giao các nước khối ASEAN tham dự cuộc họp tại thành phố Nha Trang, Việt Nam vào tháng 1 để bàn bạc về chương trình nghị sự chung của khối, đại dịch virus corona mới bắt đầu nhen nhóm.
Ngày 14/2, Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN kêu gọi một cuộc họp qua điện thoại với các nước thành viên của khối để bàn về các biện pháp chung chống dịch. Tuyên bố chung từ các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sau đó đã nêu rõ các hướng dẫn về những nhiệm vụ chính mà thành viên khối cần phối hợp với nhau để chống dịch.
Các nước ASEAN thống nhất xác định 9 ưu tiên và một trong hai nghị quyết quan trọng nhất đó là nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó dịch bệnh ở cấp quốc gia và khu vực bảo đảm các biện pháp xử lý sẵn sàng có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Một ưu tiên khác là trao đổi thông tin kịp thời giữa các nước về diễn biến của virus.
Với cương vị chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã tổ chức 15 cuộc họp qua điện thoại với các bộ, ban, ngành của các nước thành viên và các nước ngoài khối như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khối EU và giới chức Mỹ từ các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế, y tế, du lịch nhằm thảo luận về một số kế hoạch hành động.
Hầu hết kế hoạch đó đều đồng bộ và bảo đảm việc nhận thức rõ hướng tiếp cận chung của khối ASEAN với đại dịch để từ đó áp dụng các hành động. Ví dụ, Bộ trưởng Kinh tế các nước khối ASEAN nhấn mạnh về khả năng chống chịu của nền kinh tế khu vực và tầm quan trọng của việc duy trì chuỗi cung cứng ASEAN cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong trường hợp xảy ra các vấn đề giảm phát, khối quyết định tổ chức các cuộc diễn tập về phòng chống và kiểm soát dịch bệnh đối với lực lượng quân y. Các bộ trưởng cũng đồng ý tham vấn ý kiến chuyên gia tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ASEAN Defence Ministers Meeting Plus (ADMM-Plus) về ứng phó với dịch bệnh bùng phát. Trung tâm quân y ASEAN mới được thành lập cũng đã hành động để thảo luận về nỗ lực và mối quan ngại chung cũng như đề xuất các biện pháp để dập dịch.
Ngày 14/4, cuộc họp trực tuyến lãnh đạo cấp cao ASEAN và một cuộc họp khác với lãnh đạo các quốc gia đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trở thành một cột mốc trong mối quan hệ giữa các nước, tại đây các nước cam kết cùng hành động.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết tất cả các nước thành viên của khối đều đang nỗ lực ngăn ngừa dịch coronavirus ảnh hưởng tới người dân. “Trong thời điểm khắc nghiệt này, sự đoàn kết của cộng đồng ASEAN tỏa sáng như ngọn hải đăng trong bóng tối”, Thủ tướng Nguyễn Xuân nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc hội nghị.
Trong bài viết gần đây về hợp tác ASEAN trong cuộc chiến chống COVID-19, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ con virus có kích thước vô cùng nhỏ bé nhưng có bản chất xuyên biên giới, có thể lây lan đến mọi nơi trên thế giới, đe dọa đến cuộc sống của tất cả mọi người, mọi cộng đồng và tương lai chung của nhân loại. Cuộc chiến chống lại virus này là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia, chính phủ, các tổ chức khu vực và toàn cầu cùng sẻ chia.
Việt Nam chủ trì cuộc họp với cương vị Chủ tịch ASEAN về phòng, chống COVID-19. |
Ông cũng bày tỏ niềm tin rằng sau khi đại dịch kết thúc, khối sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và khẳng định vị trí trung tâm của khối trong khu vực. Ông cho biết, khối là ngôi nhà chung để các quốc gia thành viên cùng nhau vượt qua cơn bão COVID-19. “Trong suốt lịch sử phát triển của chúng ta bất cứ khi nào có thách thức hay khi đối mặt với khủng hoảng, chúng ta đều trở nên mạnh mẽ hơn”, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói.
Phó Thủ tướng cũng khuyến nghị một số biện pháp mà ASEAN cần tuân thủ trong việc chống lại virus, bao gồm huy động các nguồn lực chung, đặc biệt là thiết bị y tế của khu vực để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp và thành lập quỹ cùng đấu tranh dập dịch với các nguồn lực hiện có từ đối tác đối thoại và các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, các thành viên ASEAN nên tổ chức các cuộc tập huấn trực tuyến về ứng phó với đại dịch giữa các quốc gia để tăng cường sự chuẩn bị chung.
“Nghĩ cho cộng đồng và hành động vì cộng đồng” đã trở thành câu khẩu hiệu tiên phong để ASEAN vượt qua mọi khó khăn do dịch bệnh gây ra. Do đó, việc cùng nhau tiến lên và vượt qua các thử thách trong thời điểm khó khăn này là điều đương nhiên. Trong thế giới hậu hiện đại, một ASEAN thống nhất và hội nhập hơn sẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phục hồi kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững.
Yahoo Japan: Việt Nam đã tạo dựng được uy tín trong năm Chủ tịch ASEAN do chống COVID-19 thành công Đó là những nhận định được trang Yahoo Japan của Nhật Bản đăng tải. Bài viết đánh giá cao thành công của Việt Nam trong công ... |
Mathias Peer (Đức): Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 Trong bài viết trên tờ Handelsblatt (Đức) với tiêu đề “Làm thế nào để Việt Nam trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến chống ... |
Báo Hungary, Australia và Anh Quốc ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến COVID-19 Trong cuộc chiến COVID-19, Việt Nam đã và đang làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh với tinh thần đồng lòng, quyết tâm từ ... |