Mathias Peer (Đức): Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong cuộc chiến chống COVID-19
Báo quốc tế: Việt Nam là "bài học" về chiến thắng dịch COVID-19 |
Việt Nam chung tay góp sức cùng bạn Lào đấu tranh với dịch COVID–19 |
Việt Nam đã thành lập những khu cách ly tập trung cho những người nguy cơ lây nhiễm virus. |
Bài báo này viết, kể từ khi phát hiện 6 trường hợp nhiễm bệnh tại Sơn Lôi, một xã cách thủ đô Hà Nội 40km, chính quyền địa phương đã áp dụng một biện pháp triệt để là phong tỏa cả xã với 10.000 người, không ai được phép rời khỏi trong 20 ngày. Với quyết định này vào ngày 13/2, Việt Nam là quốc gia đầu tiên (ngoài Trung Quốc) tiến hành kiểm dịch hàng loạt trước cuộc khủng hoảng virus corona. Quyết định này của Việt Nam đã đạt được kết quả đền đáp xứng đáng là ngày 22/4, đất nước với 100 triệu dân đã không có thêm một trường hợp nhiễm mới nào trong 6 ngày liên tiếp.
Tổng số ca nhiễm được xác nhận tại Việt Nam là 268 và không có trường hợp tử vong do COVID-19. Do đó, Việt Nam là một trong số ít điểm sáng trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch và cũng có thể hy vọng sẽ đối phó tương đối tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trong khi phần lớn châu Á có nguy cơ rơi vào suy thoái, các nhà kinh tế tin rằng Việt Nam vẫn có thể mong đợi sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý. Cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), trong dự báo hàng năm được công bố vào tháng 4, cho rằng Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay giữa các nền kinh tế Đông Nam Á.
IMF cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trong năm nay ở mức khoảng 3%. ADB thậm chí còn hứa hẹn gần 5%.
Các nhà quan sát quốc tế cũng lạc quan về việc ngăn chặn virus tại nước này: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ca ngợi chính phủ Việt Nam vì đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng virus corona. Giám đốc WHO, ông Takeshi Kasai cho rằng, kỷ luật của người dân trong việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội đã được thực hiện nghiêm túc.
Từ điểm khởi đầu không thuận lợi
Thoạt nhìn, thành công của Việt Nam dường như rất khó khi hai tháng trước, vào ngày 21/2, cả Việt Nam và Đức đều có tổng cộng 16 trường hợp nhiễm virus corona. Tuy nhiên, kể từ đó, ở Đức, tổng số ca nhiễm bệnh gần như tăng lên gấp 10.000, trong khi tại Việt Nam chỉ có hệ số 17.
Cùng với đó, điểm khởi đầu của Việt Nam không thực sự thuận lợi: Đất nước này nằm ngay gần nới bùng phát virus đầu tiên của Trung Quốc là Vũ Hán và người Trung Quốc chiếm 1/3 số khách du lịch của Việt Nam. Đồng thời, quốc gia mới nổi, với thu nhập bình quân đầu người 2.600 USD/năm, có ít nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Theo số liệu chính thức, Việt Nam đã thực hiện tổng cộng khoảng 200.000 bài kiểm tra xét nghiệm-nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở Đông Nam Á. Vào tháng 4, sau khi bùng phát virus tại một ngôi làng gần Hà Nội với 13 trường hợp, chính quyền đã kiểm tra hơn 13.000 người có liên hệ với các trường hợp trên. Theo kết quả thông báo của Bộ Y tế, cho đến ngày 20/4 hầu như tất cả các xét nghiệm đã cho kết quả âm tính.
"Quyết tâm ở cấp cao nhất"
Bài báo nhận định, trong cuộc khủng hoảng virus corona, các biện pháp phong tỏa được thực hiện ở Hà Nội là đúng đắn và có kết quả minh bạch. Chính phủ tổ chức các cuộc họp báo hàng ngày và đưa ra các báo cáo tình hình chi tiết.
Theo giải thích của chuyên gia CDC MacArthur về thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn virus, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi người dân phát động một “cuộc tổng tấn công mùa xuân 2020 chống COVID-19" và Chính phủ cũng có chính sách chống dịch chủ động, quyết liệt từ rất sớm.
Việt Nam đã ngừng toàn bộ chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ đầu tháng 2 và cho học sinh, sinh viên nghỉ học để chống dịch. Hàng chục ngàn người Việt Nam trở về từ nước ngoài đã phải đến các cơ sở cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
So với các câu chuyện thành công khác về kiểm soát virus, theo nhận xét của một nhà khoa học xã hội Việt Nam Hồng Kông, "Việt Nam đã chọn một phương pháp phù hợp với ngân sách và được chứng minh là hiệu quả"; "Thành công của Việt Nam đã gợi ý một mô hình chống dịch mà các nước đang phát triển và mới nổi khác nên học hỏi”.
Ngoài thành công trong việc kiểm soát virus, hiện Việt Nam còn chung tay giúp đỡ các quốc gia khác trên toàn thế giới trong việc phòng chống dịch: Đầu tháng 4, Chính phủ Việt Nam đã tặng 500.000 khẩu trang y tế cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tại châu Âu, trong đó có Đức.
Báo Pháp: Chiến lược chống dịch đúng đắn giúp Việt Nam đạt kết quả phi thường Hai tờ báo lớn của Pháp là Le Monde và Le Figaro đều có chung nhận định: Công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Việt ... |
Tình đoàn kết của Việt Nam với các quốc gia trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và cũng đang phải đối mặt với dịch bệnh, Việt Nam đã làm tất cả những gì tốt ... |
Báo Đức ấn tượng với tranh cổ động chống COVID-19 tại Việt Nam Cơ quan báo chí Đức (DPA) bày tỏ ấn tượng về tranh cổ động chống COVID-19 tại Việt Nam với hình ảnh nhân viên y tế ... |