Úc: Ngày càng nhiều phụ nữ làm lãnh đạo trong trường đại học
Gần 100 doanh nhân từ các nước Pháp ngữ kết nối, tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam Chiều ngày 25/3/2022, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp bà Louise Mushikiwabo, Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. |
Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh thăm và tặng sách cho trường Đại học An Giang Ngày 24/3, Đoàn công tác của Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, do ngài Watanabe Nobuhiro - Tổng Lãnh sự làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc và tặng sách thuộc Dự án “Read Japan Project” cho Trường Đại học An Giang. |
Việt kiều Úc dành nhiều học bổng cho sinh viên nghèo Quảng Ngãi Dẫu ở nước Úc xa xôi, nhưng bà Nguyễn Hồng Lam (76 tuổi) vẫn luôn gần gũi với quê nhà, bởi trong trái tim bà luôn dạt dào tình quê. Bà Lam sinh ra và lớn lên ở phường Phổ Quang (TX.Đức Phổ). Hơn 30 năm qua, người phụ nữ giàu lòng nhân ái này đã tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện hướng về quê hương, đặc biệt là giúp đỡ sinh viên (SV) nghèo. |
Theo các chuyên gia giáo dục thì trong vòng 20 năm qua, lao động nữ làm việc trong các trường đại học ở Úc không ngừng tăng lên và hiện chiếm 58.4% lực lượng lao động (số liệu năm 2021). Tính chung các lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì tỷ lệ lao động nữ đạt 72.2%.
Ngày càng nhiều gương mặt lãnh đạo nữ xuất hiện trong ngành giáo dục và đào tạo bậc cao ở Úc. Ảnh: Josepha Dietrich/Womens Agenda |
Phụ nữ đảm nhận vai trò "đầu tàu"
Theo thống kê mới được UNESCO công bố: ở những vị trí quản lý, lãnh đạo cấp cao, ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhận vai trò “đầu tàu” trong các trường đại học ở Úc, tăng từ 21.00% năm 2001 lên 41.2% vào năm 2021.
Tuy nhiên, để thu hút nhiều hơn các tài năng nữ làm việc trong lĩnh vực giáo dục bậc cao thì “chính phủ Úc cần đảm bảo xây dựng và duy trì được một hệ thống và quy trình tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm minh bạch”, chuyên gia UNESCO khuyến nghị.
Nhìn xa hơn, để có được sự cân bằng về giới đối với lực lượng lao động cấp cao làm việc cho các trường đại học của Úc từ nay đến năm 2036 thì không thể không xem xét một số yếu tố then chốt như: khả năng thu hút tài năng nữ từ nước ngoài đến Úc làm việc; tuyển dụng không chỉ sinh viên Úc mà cả sinh viên quốc tế hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Úc; khả năng thu hút những người hoàn thành chương trình sau tiến sĩ ở lại Úc làm việc; cải cách cơ chế lương, phúc lợi xã hội để khuyến khích phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo bên cạnh hoạt động chuyên môn của mình tại các trường đại học,...
Thu hút phụ nữ tài năng từ nước ngoài vào Úc làm việc là một trong nhiều giải pháp mà các trường đại học của Úc đang thực hiện. Ảnh: Dawn |
Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) thấp hơn nhiều so với một số lĩnh vực truyền thống như giáo dục và sức khỏe. Đây cũng là bài toán khó cần được các cơ quan quản lý xem xét và có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Hiệu trưởng là nữ còn khiêm tốn
Số lượng phụ nữ đảm nhận vị trí hiệu trưởng tại các trường đại học của Úc cũng khá khiêm tốn khi xem xét trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2011.
Bình quân mỗi năm có 9 phụ nữ được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, trong đó năm 2011 chỉ có 6 nữ hiệu trưởng còn năm 2018 thì số hiệu trưởng nắm giữ vị trí cao nhất trong trường đại học là 13. Năm 2021, Úc có 10 phụ nữ được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trong các trường đại học.
Với vị trí phó hiệu trưởng trường đại học là phụ nữ thì tình hình khả quan hơn khi chỉ 18% năm 2001 đã tăng lên 45% vào năm 2021, “và chắc chắn sẽ còn có nhiều phụ nữ làm Phó Hiệu trưởng so với nam giới vào năm 2026”, Giáo sư Angel Calderon công tác tại Đại học RMIT (Úc) dự báo.
Ông Angel Calderon cũng cho rằng, cần tổng kết xem sẽ có bao nhiêu phó hiệu trưởng là phụ nữ được bổ nhiệm làm hiệu trưởng tại các trường đại học của Úc trong vòng 5 năm tới.
Cần quan tâm hơn đến việc thu hút, bồi dưỡng và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo trong các trường đại học. Ảnh: Joseph Sohm/Shutterstock |
Lý giải về thực trạng số lượng phụ nữ làm hiệu trưởng trong các trường đại học vẫn còn khiêm tốn, Giáo sư Marcia Devlin đến từ tại Đại học Victoria (Úc) cho rằng, “thiên chức” làm mẹ của phụ nữ là một trong những lý do chính cản trở sự thăng tiến của họ khi làm việc trong “thánh địa học thuật” ở Úc.
Giải pháp nào kiểm soát chênh lệch giới tính sau sinh? Bất bình đẳng giới là nguyên nhân sâu xa dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh. Một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả là nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. |
Plan International: góp phần giải quyết thách thức liên quan đến bình đẳng giới, quyền của trẻ em gái Hướng tới mục tiêu xây dựng những thành phố an toàn, thân thiện và có trách nhiệm với em gái, cũng như giải quyết các thách thức liên quan đến bình đẳng giới và quyền của trẻ em gái, dự án "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái" được triển khai từ năm 2016 đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. |
Nữ Đại sứ nước ngoài nói về bình đẳng giới ở Việt Nam Phụ nữ Việt Nam có thể ghi dấu ấn và hiện diện nhiều hơn nữa, đặc biệt với các vị trí Bộ trưởng, Thứ trưởng và các vị trí cấp cao trong các cơ quan, ban, ngành của Chính phủ... |