Tổng thống Philippines kêu gọi tàu chiến Mỹ kiềm chế Trung Quốc
Ông Trump cảnh báo Iran "phải trả giá chưa từng có" Iran: Tàu chiến USS Boxer bắn hạ máy bay Mỹ! Bắn hạ máy bay Iran, Mỹ giải thích "hành động tự vệ" |
Tàu sân bay USS John C. Stennis thuộc Hạm đội 7 của Mỹ. Ảnh: Navydads. |
Lời đề nghị của Philippines được đưa ra cùng thời điểm với những leo thang căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Cụ thể, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã kêu gọi Mỹ gửi tàu chiến tới bảo vệ đất nước mình khỏi mối đe dọa đang gia tăng từ phía Trung Quốc. Ông Duterte, người trước đây từng dính đến cáo buộc quá "vuốt ve" Bắc Kinh, đã dẫn lại Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau, được ký kết năm 1951 giữa Mỹ và Philippines để có được sự hỗ trợ từ Mỹ khi thái độ đe dọa của các tàu Trung Quốc ngày càng lộ rõ.
“Tôi đang kêu gọi nước Mỹ, ngay lúc này. Tôi viện dẫn hiệp ước RP-US và tôi mong muốn Mỹ sẽ tập hợp Hạm đội 7 của họ để đối đầu với Trung Quốc. Ngay bây giờ!”
Đại bản doanh Hạm đội 7 của Mỹ đóng chốt tại Nhật Bản, và là lực lượng đại diện cho Hải quân Mỹ tham gia tuần tra trên biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công?
Lời kêu gọi của ông Duterte được đưa ra từ hôm 17/7 vẫn chưa nhận được hồi đáp từ Washington. Tuy nhiên, Đô đốc Hải quân Mỹ John Richardson mới đây đã xác nhận Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau sẽ rất có lợi cho Washington, và khẳng định Mỹ sẽ bảo vệ Philippines trong trường hợp bị tấn công vũ trang bởi Trung Quốc.
Sau thông điệp của Tổng thống Philippines gửi tới Mỹ, các nhà ngoại giao hai nước đã nhắc lại một tuyên bố chung từ Đối thoại chiến lược song phương Mỹ-Philippines lần thứ 8 vào ngày 16/7, dẫn lời tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau năm 1951 trong chuyến thăm Manila vào tháng 3.
Theo đó, ông Pompeo khẳng định rõ Biển Đông ở Thái Bình Dương, bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào các lực lượng vũ trang, tàu thuyền công cộng hoặc máy bay của Philippines trên Biển Đông sẽ kích hoạt Điều IV của Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau.”
Theo điều khoản này, Mỹ và Philippines đã nhất trí rằng “hành vi tấn công quân sự vào một trong hai bên xảy ra trên Thái Bình Dương sẽ gây tổn hại đến hòa bình và an toàn. Trong trường hợp này, một trong hai bên sẽ hành động theo Hiến pháp của mình để đối phó với nguy cơ này."
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Manila Sung Kim đã từng phát biểu rằng một cuộc tấn công vũ trang nước ngoài vào lực lượng an ninh Philippines sẽ kích hoạt nghĩa vụ của Mỹ được đề cập trong hiệp ước.
Philippines khuyến cáo Trung Quốc điều tra riêng vụ đâm tàu cá trên Biển Đông Kết luận của cuộc điều tra chung do Lực lượng tuần duyên và Cơ quan hàng hải Philippines cho thấy, tàu Trung Quốc không chủ ... |
"Bàn tay khổng lồ" dẫn lối du khách đến với vùng đất thiên đường ở Philippines Nếu Đà Nẵng có "Cầu Vàng" được thiết kế với hình ảnh bàn tay khổng lồ từng xôn xao báo chí trong và ngoài nước, ... |
Philippines, Canada căng thẳng vì... rác Căng thẳng có dấu hiệu gia tăng giữa Philippines và Canada sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 22/5 yêu cầu chuyển 69 container rác ... |