Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (10/5): Đại dịch COVID-19 sẽ biến mất mà không cần vaccine?
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (9/5): Thư ký báo chí Phó Tổng thống Mỹ dương tính với COVID-19 |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (8/5): Tổng thống Trump lần thứ 3 âm tính với COVID-19 |
Tin tức thế giới hôm nay 10/5
Đại dịch COVID-19 sẽ biến mất mà không cần vaccine?
Phát biểu ngày 9/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 sẽ biến mất mà không cần vaccine. Theo ông Trump, sẽ có đợt bùng phát dịch vào mùa thu, song cuối cùng virus cũng biến mất.
"Có một số virus hoặc bệnh cúm có vaccine và một số không bao giờ tìm thấy vaccine. Và chúng đã biến mất. Chúng không bao giờ xuất hiện nữa. Chúng cũng sẽ chết, giống như những thứ khác" - tờ Washington Post dẫn lời ông Trump.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ được đưa ra khi Thư ký báo chí của Phó Tổng thống Mike Pence đã mắc COVID-19 hôm 8/5. Trước đó một ngày, một người từng phục vụ riêng cho Tổng thống Donald Trump, cũng đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 trên động vật (Ảnh: Tân Hoa xã) |
Bình luận mới đây của ông Trump cũng ngược lại với những gì ông chia sẻ trên Fox News. Cuối tuần trước, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định nước này đang cần vaccine phòng chống COVID-19.
"Tôi muốn có nó, tôi cần vaccine. Chúng ta cần vaccine, đất nước này cần vaccine. Và các bạn sẽ có nó vào cuối năm nay. Tôi tin chắc là như thế" - ông Trump nhấn mạnh.
Tính đến sáng 10/5, Mỹ ghi nhận 1.343.134 người nhiễm COVID-10, trong đó có 79.940 người chết. Với những con số này, Mỹ tiếp tục là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch
Uống hoá chất tự chế để diệt nCoV, dược sĩ Ấn Độ tử vong
Hãng tin AFP cho hay, dược sĩ người Ấn Độ K Sivanesa (47 tuổi) đã tử vong sau khi cùng sếp uống một hoá chất tự pha chế vì tin rằng nó có thể tiêu diệt nCoV. Vụ việc xảy ra tại thành phố Chennai, phía Nam Ấn Độ.
Theo ông Ashok Kumar, cảnh sát trưởng địa phương, 2 người đàn ông làm việc cho một công ty thảo dược và đã thử nghiệm hỗn hợp mà họ tự pha chế từ oxit nitric và natri nitrat tại nhà rồi dẫn đến sự việc thương tâm.
Sivanesan chết ngay tại chỗ, còn đồng nghiệp Rajkumar đang hồi phục trong bệnh viện sau khi được điều trị ngộ độc. Ông Kumar cho biết nạn nhân Sivanesan đã mua hoá chất từ một chợ địa phương và làm theo công thức tìm được trên mạng.
Một cảnh sát Ấn Độ đội mũ bảo hiểm mô phỏng virus SARS-CoV-2 để tuyên truyền về dịch bệnh (Ảnh: AFP) |
Tính đến lúc này, Ấn Độ ghi nhận hơn 61.000 ca nhiễm và gần 2.000 ca tử vong do nCoV. Từ hôm 25/3, nước này đã áp đặt lệnh phong toả và mới bắt đầu nới lỏng một số biện pháp vào ngày 4/5.
Tuy nhiên, Ấn Độ có tỷ lệ xét nghiệm thuộc hàng thấp nhất thế giới, khiến giới chuyên gia nghi ngờ con số nhiễm bệnh ở nước này có thể cao hơn công bố. Trong khi đó, giới chức y tế Ấn Độ hy vọng sớm xét nghiệm khoảng 100.000 mẫu một ngày.
Hiện vẫn chưa có loại thuốc hay vaccine nào điều trị COVID-19. Hơn 100 loại vaccine đang được nghiên cứu và phát triển, trong đó có 6 loại đang được thử nghiệm lâm sàng - Tiến sĩ Seth Berkley, giám đốc điều hành liên minh vaccine GAVI, đối tác công tư dẫn đầu chiến dịch tiêm chủng ở các nước nghèo, cho hay.
Châu Âu kéo dài hạn chế nhập cảnh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
Ủy ban châu Âu (EC) vừa ra thông báo đề nghị tiếp tục đóng cửa biên giới châu lục thêm ít nhất 30 ngày (đến ngày 15/6), như một trong các biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề nội vụ Ylva Johansson, giờ là lúc châu Âu cần ưu tiên cho việc dỡ bỏ dần những hạn chế về đi lại tự do và kiểm soát biên giới nội bộ.
Tuy nhiên, việc mở cửa biên giới cũng như bảo đảm quyền nhập cảnh vì các mục đích không thiết yếu cho những người không phải là công dân EU chỉ có thể được tiến hành sau khi hoạt động đi lại trong EU đã an toàn và không còn trở ngại.
Người dân Anh đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 vẫn ở mức cao, vì thế sự thận trọng của lãnh đạo các nước châu Âu là cần thiết. Quan điểm kiểm soát di chuyển để tránh lây lan dịch bệnh vẫn đang được lãnh đạo các nước thuộc liên minh ủng hộ.
Mặc dù vậy, giới phân tích cũng lo ngại về việc kéo dài hạn chế đi lại sẽ tiếp tục khiến kinh tế EU chịu thêm nhiều thiệt hại, đồng thời làm chậm quá trình phục hồi sau dịch bệnh, ví dụ như ngành du lịch.
Hiện, người dân tại nhiều nước châu Âu đã bắt đầu được ra khỏi nhà sau nhiều tuần cách ly nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh dịch tễ.
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (7/5): Bộ trưởng Văn hóa Nga dương tính với COVID-19 Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (7/5): Bộ trưởng Văn hoá Nga dương tính với COVID-19; Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tiếp tục tại ... |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (6/5): Anh có số người chết vì COVID-19 cao nhất châu Âu Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (6/5): Anh có số người chết vì COVID-19 cao nhất châu Âu; 19 triệu trẻ em phải rời ... |
Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (5/5): Mỹ dự báo 3.000 người tử vong mỗi ngày vì COVID-19 Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (5/5): Mỹ dự báo 3.000 người tử vong mỗi ngày vì COVID-19; Phiến quân tấn công, sát hại 9 ... |