Trang chủ Việt kiều Học tiếng Việt
07:10 | 19/10/2024 GMT+7

Tiếng Việt - chiếc neo - níu giữ kiều bào với nguồn cội

aa
Tiếng Việt không chỉ là một phương tiện giao tiếp, mà còn là sợi dây vô hình gắn kết những người con xa xứ với cội nguồn, giúp họ tìm lại ký ức, bản sắc và tình yêu quê hương giữa những thay đổi của cuộc sống.
Kiều bào trẻ và nỗ lực gìn giữ, lan tỏa tiếng Việt
"Ươm mầm" tiếng Việt từ các trường đại học, trung tâm quốc tế khắp năm châu

Hành trình tìm về quê hương qua tiếng Việt

Ông Jean Baptiste Phạm, một người Pháp gốc Việt, sinh ra và lớn lên trong nền giáo dục Pháp từ năm 4 tuổi. Khi về hưu, ông luôn day dứt vì sự thiếu vắng của tiếng Việt trong cuộc đời mình. Ông nói: "Tôi luôn cảm thấy chơi vơi, không biết mình thuộc về nơi nào. Tại sao tôi là người Việt mà lại không nói được tiếng Việt, không hiểu được văn hóa Việt Nam?". Câu hỏi này thôi thúc ông tìm hiểu về Việt Nam để trở về với nguồn gốc.

Tiếng Việt - chiếc neo - níu giữ kiều bào với nguồn cội
Sau khóa học "Bước đệm đến Việt Nam", ông Jean Baptiste Phạm có thể đọc, viết và nói chuyện bằng tiếng Việt. (Ảnh chụp màn hình: Minh Thái)

Khát khao tìm về cội nguồn đã thôi thúc ông Jean Baptiste Phạm đến với khóa học "Bước đệm đến Việt Nam". Khóa học không chỉ cung cấp những kiến thức về lịch sử, kinh tế, văn hóa Việt Nam mà còn giúp người học làm quen và nâng cao khả năng tiếng Việt. Học viên của chương trình rất đặc biệt, có độ tuổi trải dài từ 18 đến 80, là con em của các gia đình gốc Việt hoặc những người Pháp có tình cảm đặc biệt với Việt Nam.

Chương trình được sáng lập bởi Giáo sư Pierre Journoud từ Đại học Paul Valéry Montpellier 3, một người gắn bó với Việt Nam từ năm 1997. Có con trai mang hai dòng máu Pháp - Việt, Giáo sư Pierre Journoud và vợ ông - Tiến sĩ ngôn ngữ Nguyễn Thanh Hoa, giảng viên Tiếng Việt tại Đại học Paul Valéry Montpellier 3, cảm nhận sâu sắc khát khao gìn giữ văn hóa quê hương của cộng đồng người Việt tại Pháp. Tiếng Việt chính là chiếc neo níu giữ họ với cội nguồn.

Sau gần 6 năm, hơn 100 sinh viên đã tốt nghiệp khóa học này. Nhiều người tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam, nâng cao trình độ tiếng Việt và đến Việt Nam du lịch, làm việc.

Đối với Jean Baptiste Phạm, khóa học đã giúp ông từ không thể giao tiếp bằng tiếng Việt đã có thể đọc, viết và nói chuyện bằng ngôn ngữ của tổ tiên mình. Ngày đầu tiên có thể diễn đạt suy nghĩ hoàn toàn bằng tiếng Việt, ông cảm thấy như vừa tìm lại mảnh ghép quan trọng của cuộc đời mà bấy lâu ông đánh mất.

"Tôi không còn là khách du lịch ở Việt Nam nữa! Tôi có thể đến các gia đình, học hỏi sâu hơn về đời sống và văn hóa Việt. Thú vị nhất là được sống với gia đình người Việt, được hòa nhập với dân tộc qua ngôn ngữ. Chương trình này giúp tôi thực sự cảm thấy mình là người Việt Nam", ông chia sẻ trên truyền hình.

Giờ đây, khi đã nắm vững tiếng Việt, mỗi chuyến về Việt Nam tham gia các hoạt động tình nguyện hay hỗ trợ giảng dạy đã trở thành những trải nghiệm đáng mong đợi đối với Jean Baptiste Phạm. Mỗi lần như vậy, ông có cơ hội trải lòng với quê hương, chìm đắm trong nền văn hóa Việt.

Học lại tiếng Việt ở tuổi 47

Đoan Bùi là con gái của một người Việt sang Pháp du học từ những năm 1970. Bà sinh ra và lớn lên tại quận Le Mans, cách thủ đô Paris chừng 200 km. Từ nhỏ, bà đã ít có cơ hội sử dụng tiếng Việt, ngoại trừ trong những cuộc trò chuyện gia đình. Tiếng Việt dần biến mất trong đời sống hằng ngày khi gia đình bà hội nhập vào xã hội Pháp.

Nhà báo Đoan Bùi. (Ảnh chụp màn hình: Minh Thái)
Nhà báo Đoan Bùi. (Ảnh chụp màn hình: Minh Thái)

Sau hơn 40 năm không nói một từ tiếng Việt, một biến cố gia đình đã thôi thúc Đoan Bùi tìm lại tiếng Việt. Bố của bà bị tai biến và mất khả năng giao tiếp. Bà cảm thấy quan hệ giữa mình và cha đang dần xa cách. "Tôi cảm thấy mình không biết gì về gốc gác của mình. Tôi xấu hổ vì mình mất gốc. Tôi không nói được tiếng mẹ đẻ và rơi vào bế tắc khi không thể học lại tiếng Việt. Dù ba tôi không nói được nữa, nhưng khi tôi dùng tiếng Việt, ông dường như hiểu nhiều hơn. Đó là động lực khiến tôi quyết định học lại tiếng Việt".

Ở tuổi 47, Đoan Bùi bắt đầu hành trình học lại tiếng mẹ đẻ. Đối với bà, việc học không chỉ là phục hồi ngôn ngữ, mà còn là tìm lại phần ký ức và gốc rễ đã bị lãng quên. Bên cạnh việc học với giáo viên, bà còn tự học qua podcast và nhạc rap Việt. “Tôi nghe nhiều bài rap Việt Nam, như “Tài sản của bố” của rapper ICD hay “Mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu. Điều thú vị là ở Pháp, chưa có rapper nào viết về đề tài báo hiếu như vậy, nên tôi thấy rất đặc biệt”, Đoan Bùi chia sẻ trên báo chí.

Tiếng Việt, đối với Đoan Bùi, giống như một kho báu bị chôn vùi trong tiềm thức, nơi mỗi từ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn mang theo ký ức, niềm tự hào và tình yêu quê hương. Việc khai phá kho báu ấy khiến bà vừa cảm động, vừa gần gũi với bản thân hơn.

"Tiếng Việt gợi nhớ về tuổi thơ, những câu hát ru của bà ngoại và mẹ, làm cho tôi cảm nhận lại được sự ấm áp của gia đình", Đoan Bùi cho biết trên một chương trình truyền hình năm 2023.

Hành trình học lại tiếng Việt không chỉ giúp Đoan Bùi kết nối với gia đình mà còn giúp bà khám phá lại bản sắc cá nhân. "Hai năm trước, tôi không thể nói được một từ tiếng Việt, nhưng giờ tôi đã có thể trò chuyện với bố, với gia đình. Hành trình học lại tiếng mẹ đẻ đã thay đổi tôi rất nhiều".

Ngoài việc là cây bút nổi tiếng của tuần san L’Obs, Đoan Bùi còn là tác giả của cuốn tự truyện “Người cha im lặng” (Le silence de mon père), kể về người bố bị tai biến và mất đi khả năng nói chuyện. Cuốn sách này đã mang về cho bà nhiều giải thưởng danh giá như giải Amerigo-Vespucci và giải văn học Porte Dorée năm 2016.

Câu chuyện của ông Jean Baptiste Phạm và nhà báo Đoan Bùi cho thấy, với những người con xa xứ, tiếng Việt không chỉ là một công cụ giao tiếp mà còn là ngọn hải đăng dẫn lối trở về với cội nguồn. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, học lại tiếng mẹ đẻ không chỉ là cách khơi dậy ký ức, mà còn giúp họ tìm lại chính mình, gắn kết thêm tình yêu dành cho gia đình và quê hương.

Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương Những người mẹ Việt ở nước ngoài gìn giữ tiếng quê hương
Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ Hành trình về nguồn của thế hệ trẻ gốc Việt: khám phá bản sắc qua tiếng mẹ đẻ

Minh Thái
Nguồn:

Tin bài liên quan

Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Chiều ngày 20/11, tại trường Đại học Srinakharinwirot đã tổ chức “Cuộc thi nói tiếng Việt bậc đại học tại Thái Lan” nhằm cổ vũ và lan tỏa tiếng Việt tại đất nước Chùa Vàng.
TP.HCM: hình thành thế trận đối ngoại nhân dân tổng hợp, toàn diện

TP.HCM: hình thành thế trận đối ngoại nhân dân tổng hợp, toàn diện

Sáng 31/10, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2024-2029.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp gỡ bà con cộng đồng người Việt Nam tại Qatar

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp gỡ bà con cộng đồng người Việt Nam tại Qatar

Tối 30/10, giờ địa phương, ngay sau khi tới thủ đô Doha trong chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, cộng đồng người Việt Nam tại Qatar. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các thành viên Đoàn công tác.

Các tin bài khác

Chung tay "ươm mầm" tiếng Việt khắp năm châu

Chung tay "ươm mầm" tiếng Việt khắp năm châu

Ngoài Đề án “Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030”; nhiều bộ, ban ngành, tỉnh, thành trên cả nước cũng có các hoạt động để tôn vinh và phát triển tiếng Việt tại các nước.
Người nước ngoài truyền cảm hứng học và lan tỏa ngôn ngữ tiếng Việt

Người nước ngoài truyền cảm hứng học và lan tỏa ngôn ngữ tiếng Việt

"Đỗ" không phải "Đố", "Quằn quại" không phải "Quan quại"... những khoảnh khắc đáng yêu này xuất hiện trong các video TikTok và YouTube của Liliya Kholodova (Nga). Các video này đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem và chia sẻ, trở thành biểu tượng sống động về sự gắn kết văn hóa, lan tỏa tình yêu ngôn ngữ Việt Nam vượt qua biên giới.
Lanny Phetnion: Người nước ngoài đầu tiên đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài

Lanny Phetnion: Người nước ngoài đầu tiên đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài

Lanny Phetnion, Giảng viên Khoa tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào xuất sắc đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024. Đây là người nước ngoài đầu tiên đạt danh hiệu Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài với sứ mệnh quảng bá văn hóa, truyền cảm hứng, tạo động lực trong giảng dạy, học tập và sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và trong bạn bè quốc tế.
"Ươm mầm" tiếng Việt từ các trường đại học, trung tâm quốc tế khắp năm châu

"Ươm mầm" tiếng Việt từ các trường đại học, trung tâm quốc tế khắp năm châu

Tiếng Việt đang trở thành môn học tại nhiều trường quốc tế. Ngôn ngữ này không chỉ dành cho cộng đồng người Việt năm châu mà còn thu hút sự quan tâm của bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá sự giàu đẹp của tiếng Việt và văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Việt Nam – Lào: Chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới

Phòng, chống cháy rừng, làm đường băng cản lửa trước khi đốt nương, hỗ trợ, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền an ninh biên giới và đường biên, mốc giới của mỗi nước... Đó là những hoạt động chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở tuyến biên giới Việt - Lào.
Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ

Chiều 19/11, TP Cần Thơ tổ chức họp báo công bố Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại TP Cần Thơ năm 2024.
Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Hải quân Việt Nam - Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Sáng 21/11, Biên đội tàu 263, 265 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 50 với Biên đội tàu 511, 521 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024

Vùng 5 Hải quân triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024

Đây là kết quả được ghi nhận qua hoạt động kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân diễn ra ngày 20/11 của đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân quản lý tốt vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu

Ngày 19/11, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác của Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ Tổng Tham mưu do Đại tá Nguyễn Mạnh Túy, Phó Trưởng phòng Quản lý đăng kiểm Quân sự làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra chất lượng vũ khí, trang bị sẵn sàng chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động