Trang chủ Quốc tế
18:22 | 11/02/2021 GMT+7

Tết Nguyên đán 2021 của người châu Á lạ lẫm "chưa từng thấy"

aa
Những thời khắc của năm mới Tân Sửu đang đến thật gần. Và người dân trên khắp châu Á cũng đang đón một cái Tết Nguyên đán với nhiều sắc thái và tâm tư khác nhau.
Việt Nam tặng Đại sứ quán Lào món quà đậm nét văn hoá truyền thống nhân Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 Việt Nam tặng Đại sứ quán Lào món quà đậm nét văn hoá truyền thống nhân Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021
Infographic: Những tỉnh nào dừng bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2021 vì COVID-19? Infographic: Những tỉnh nào dừng bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2021 vì COVID-19?
Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Tết cổ truyền Việt Nam là lúc để sống chậm lại, kết nối những người thân yêu Đại sứ Daniel J. Kritenbrink: Tết cổ truyền Việt Nam là lúc để sống chậm lại, kết nối những người thân yêu

Tết Nguyên đán năm 2021 có thể là một trong những cái Tết đặc biệt nhất của nhiều người dân trên khắp châu Á. Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn ngày càng trở nên phức tạp hơn và “một năm kinh tế buồn” khiến tâm trạng của người dân lẫn chính quyền mang nặng nhiều suy tư ngay cả ở những thời khắc đáng lẽ ra sẽ phải hân hoan để chào đón một mùa Xuân mới.

Trung Quốc: Hàng triệu người dân lựa chọn đón Tết xa gia đình

Theo thông lệ thì Tết Nguyên đán vốn là một dịp đặc biệt nhất trong năm khiến hàng trăm triệu người Trung Quốc từ khắp mọi miền của quốc gia tỷ dân này chen kín trên mọi phương tiện giao thông để về đón tết cùng gia đình.

Tết Nguyên đán 2021 của người châu Á lạ lẫm
Tết được xem là một cuộc "đại di cư" của người Trung Quốc đi làm ăn xa trở về quê nhà ăn Tết. Ảnh chụp vào dịp Tết Nguyên đán 2019. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg/Getty Images

Thế nhưng năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, “cuộc di cư lớn nhất hành tinh của loài người” diễn ra hàng năm đã phải bị “phanh” lại bởi thông báo của chính quyền trung ương Trung Quốc về việc người dân “dừng mọi di chuyển không cần thiết” nhằm hạn chế sự lây lan mất kiểm soát của COVID-19.

Một loạt quy định mới đã được chính quyền các cấp áp dụng cho người dân như: phải có chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 7 ngày trước khi về nhà và phải ở yên trong nhà thêm 14 ngày nữa như là một hình thức cách ly tại gia. Một số địa phương còn đề ra các quy định khắt khe hơn: cách ly tại các cơ sở tập trung do chính quyền quản lý thay vì được về nhà ăn tết cùng gia đình.

Nhiều người dân Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng với các quy định mà họ cho là quá nghiêm khắc.

“Tôi cho rằng đây là những chính sách quá cứng rắn”, Dan Di, sinh viên 21 tuổi đang theo học tại một trường đại học tại Quảng Châu nói với phóng viên đài CNN. “Tết là dịp quan trọng nhất để mọi người được về đoàn tụ cùng gia đình”.

Một người dân Trung Quốc tranh thủ ở lại thành phố làm việc kiếm thêm thu nhập dịp Tết. Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images AsiaPac/Getty Images
Một người dân Trung Quốc tranh thủ ở lại thành phố làm việc kiếm thêm thu nhập dịp Tết. Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images AsiaPac/Getty Images

Để hỗ trợ người dân đi làm ăn xa không về quê dịp Tết Nguyên đán, chính quyền nhiều địa phương cũng đã có những trợ giúp cụ thể cho họ như là một cách bù đắp sự thiệt thòi, như: chính quyền thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang trợ cấp mỗi người dân nhập cư 1 triệu đồng để ăn tết. Một số địa phương khác thì hỗ trợ bằng phiếu giảm giá mua sắm, giảm giá tiền thuê nhà, hay thậm chí ưu tiên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 sớm,...

“Với tình hình này thì chúng ta buộc phải lựa chọn cách sống khác hơn vì cộng đồng”, cô Vicky Wang, một kỹ thuật viên 25 tuổi ngành CNTT chia sẻ khi đang dọn dẹp căn hộ thuê để đón Tết một mình ở Thượng Hải.

“Tôi xác định mình cần hy sinh đôi chút lợi ích của bản thân để tất cả chúng ta được an toàn hơn”.

Singapore: Người dân ăn Tết trong thận trọng

Đại gia đình ông Cheongs với 20 thành viên gồm 5 gia đình nhỏ vốn có truyền thống thăm viếng chúc Tết nhau từ hàng chục năm nay. Thế nhưng, Tết Tân Sửu năm nay được ông xác định là “trôi qua trong thầm lặng”.

“Năm nay vợ chồng tôi tổ chức 1 bữa tiệc nhỏ chỉ với 4 người để đón giao thừa. Sau đó, toàn bộ thành viên trong đại gia đình sẽ chúc Tết nhau qua ứng dụng Zoom”, ông Eric Cheong, 63 tuổi, cho tờ tin CNA biết.

“Và điều khác biệt lớn nhất so với mọi năm là chúng tôi không đi thăm viếng và chúc tết tại nhà của bạn bè người thân”.

Người dân Singapore thay đổi thói quen ăn Tết tập trung vì lo ngại dịch bệnh lây lan. Ảnh:
Người dân Singapore thay đổi thói quen ăn Tết tập trung vì lo ngại dịch bệnh lây lan. Ảnh: Marcus Mark Ramos/CNA

Cô Tay Ying Hui, 25 tuổi, thì vẫn đi chúc Tết người thân trong gia đình nhưng với tinh thần “hết sức thận trọng”.

“Tôi vẫn cùng gia đình đi chơi Tết ở những lễ hội và địa điểm công cộng. Tuy nhiên, chắc chắn chúng tôi sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn”.

Mặc dù phải có những trải nghiệm không hề thoải mái nhưng theo cô, đây là điều có thể chấp nhận được trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay ở đảo quốc Singapore.

Thái lan: Giới kinh doanh du lịch đón Tết Nguyên đán trong tình trạng "chết lâm sàn"

Lần đầu tiên trong lịch sử, người dân Thái Lan được phép nghỉ ăn Tết Nguyên đán cùng gia đình mà không phải xin phép người sử dụng lao động như các năm trước bởi chính phủ Thái Lan đã quyết định công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ chính thức của đất nước này. Đây là một động thái được cho là sẽ giúp tạo sự sống cho ngành du lịch của xứ sở chùa vàng.

Thế nhưng, trong khi giới kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của nền “công nghiệp không khói” hết sức phấn khởi với thu nhập khủng lên đến 13.9 tỷ bạt Thái chỉ trong mùa du lịch Tết Âm lịch năm 2019 nhờ lượng khách quốc tế vào Thái Lan thì hiện nay, họ không có chút mặn mà gì cho mùa lễ hội du lịch dịp Tết Nguyên đán năm 2021.

Ngành du lịch Thá Lan đã qua thời hoàng kim do tác động xấu của COVID-19. Ảnh: AP
Ngành du lịch Thái Lan đã qua thời hoàng kim do tác động xấu của COVID-19. Ảnh: AP

Ông Sisdivachr Cheewarattanaporn, giám đốc điều hành doanh nghiệp lữ hành Quality Express Co, lắc đầu một cách buồn bã khi được hỏi về kế hoạch kinh doanh trong những ngày Tết Nguyên đán.

“Tôi đã từng gặp phải sự sụt giảm lượng khách trong nhiều năm trước đây do tác động của chính trị, xung đột, hay thiên tai”, ông Sisdivachr nói. “Nhưng chưa bao giờ tôi chứng kiến doanh thu giảm xuống bằng 0 do tác động của đại dịch COVID-19 như năm nay”.

Ông Sisdivachr thậm chí còn bi quan đến mức nghĩ đến khả năng phá sản nếu tình hình vẫn không được cải thiện trong vòng 6 tháng tới đây.

“Chúng tôi chỉ còn cách duy nhất là kích cầu du lịch nội địa nếu muốn tiếp tục duy trì sự tồn tại ở mức tối thiểu của doanh nghiệp”, cô Nuntaporn Komonsittivate, quản lý một bộ phận kinh doanh của hãng hàng không Thai Lion Air bày tỏ với tờ Bangkok Post.

Úc: Người dân cộng đồng các quốc gia châu Á đón Tết Nguyên đán “trên mây”

Tết Nguyên đán là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm của cộng đồng các sắc dân châu Á tại Úc.

Từ nhiều năm trước, người dân đã quá quen thuộc với hàng trăm lễ hội cộng đồng được tổ chức hàng tuần liền cùng với đa dạng các hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân châu Á sinh sống và định cư tại các tiểu bang trên khắp nước Úc.

Các hoạt động lễ hội mừng năm mới do cộng đồng người Hoa ở Úc thường được tổ chức với quy mô lớn. Nhưng Tết năm nay, do tác động của đại dịch COVID-19 nên nhiều hoạt động đã bị trì hoãn hoặc được tổ chức ở quy mô nhỏ hơn. Ảnh:
Các hoạt động lễ hội mừng năm mới do cộng đồng người Hoa ở Úc thường được tổ chức với quy mô lớn. Nhưng Tết năm nay, do tác động của đại dịch COVID-19 nên nhiều hoạt động đã bị trì hoãn hoặc được tổ chức ở quy mô nhỏ hơn. Ảnh: Jarrod Fankhauser/ABC News

Thế nhưng, Tết Nguyên đán năm nay được xem là một cái Tết “khác lạ” khi hầu hết các hoạt động lễ hội lớn nhỏ đều được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Với anh Wayne Tseng, một người Úc gốc Hoa thì Tết Nguyên đán luôn là một dịp đặc biệt tôn vinh giá trị của sự đoàn viên và sum họp gia đình. Hàng năm, gia đình anh đều tụ họp với gia đình người anh trai ở thành phố khác để đón giao thừa và ăn Tết cùng nhau.

“Tết năm nay chúng tôi không thể ăn Tết cùng nhau do lệnh hạn chế di chuyển vì nguy cơ dịch bệnh”, anh Tseng cho biết. “Sẽ là những ngày Tết khác lạ bởi chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy nhau và chúc Tết qua màn hình máy tính mà thôi”.

Ban tổ chức Lễ hội Tết Nguyên đán của cộng đồng người Việt ở bang Victoria đang quay phim để đưa lên các sự kiện lễ hội lên mạng internet. Ảnh: Facebook/@Tet.LunarFestVic
Ban tổ chức Lễ hội Tết Nguyên đán của cộng đồng người Việt ở bang Victoria đang quay phim để đưa lên các sự kiện lễ hội lên mạng internet. Ảnh: Facebook/@Tet.LunarFestVic/SBS News

Cộng đồng người Việt Nam ở thành phố Melbourne (bang Victoria) cũng sẵng sàng cho một cái Tết khác lạ trong tình huống “bình thường mới” hiện nay.

Ông Andrew Do, Phó chủ tịch Cộng đồng người Việt Nam tại bang Victoria cho biết, toàn bộ các hoạt động lễ hội đón Tết Nguyên đán 2021 đã được đưa “lên mây” để phục vụ mọi người, dù ông vẫn công nhận rằng, sẽ không dễ dàng để người dân cảm nhận một cách trọn vẹn không khí ngày Tết cổ truyền của dân tộc với hình thức tổ chức trực tuyến như hiện nay.

“Các món ăn ngày Tết, các hoạt động văn hóa dân gian,... sẽ được chúng tôi cố gắng tái hiện và đưa lên nền tảng trực tuyến để bà con vừa có được cơ hội thưởng thức các giá trị, hồn cốt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho mình và cộng đồng”, ông Do nói với đài SBS Australia.

Gia đình nhỏ của cô Anh Nguyen sẽ đón Tết cùng nhau ngay tại nhà. Ảnh:
Gia đình nhỏ của cô Anh Nguyen sẽ đón Tết cùng nhau ngay tại nhà. Ảnh: Anh Nguyen/ABC News

Với cô Anh Nguyen thì thay vì đi đến những nơi đông người như các năm trước, Tết năm nay cô chọn cách ăn Tết tại gia cùng tổ ấm nhỏ của mình bằng cách cả nhà cùng nhau quây quần nấu những món ăn truyền thống của quê hương như nem cuốn, chả giò, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, và cùng khai bút đầu xuân vào đúng sáng mồng Một Tết để cầu mong một năm mới an lành.

“Dù xa Việt Nam đã lâu nhưng cả nhà tôi vẫn cố gắng duy trì các giá trị và văn hóa truyền thống. Đó là cách mà vợ chồng chúng tôi muốn giáo dục cho con mình giữ lại được nguồn gốc quê hương”, cô Anh Nguyen bày tỏ với đài ABC Australia.

Món ăn ngày mùng Một đem lại may mắn, phước lành cả năm Món ăn ngày mùng Một đem lại may mắn, phước lành cả năm
Theo quan niệm lâu đời truyền đến ngày nay, những món này sẽ góp phần mang lại may mắn, phúc lộc cho mọi người mọi nhà.
Gợi ý cách bày mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết đúng chuẩn Gợi ý cách bày mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết đúng chuẩn "Phúc Quý Thọ Khang Ninh"
Mâm ngũ quả là mâm quả cúng lễ gồm 5 loại trái cây khác nhau, thông qua tên gọi hoặc màu sắc, thể hiện ước muốn và lòng thành kính hướng về nguồn cội của người Việt.
Lời chúc Tết Tân Sửu 2021 dành cho ông bà ý nghĩa nhất Lời chúc Tết Tân Sửu 2021 dành cho ông bà ý nghĩa nhất
Ngày Tết, bạn đừng quên dành thật nhiều tình cảm cho ông bà của mình nhé. Hãy để ông bà cảm nhận được sự quan tâm của con cháu dành cho mình. Chỉ như vậy ông bà mới có thể vui khỏe để sống thật lâu cùng với con cháu.
Nguyễn Thuận
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bầu cử Mỹ 2024: Chính sách đối ngoại của ông Donald Trump và bà Kamala Harris đối với châu Á

Bầu cử Mỹ 2024: Chính sách đối ngoại của ông Donald Trump và bà Kamala Harris đối với châu Á

Vì chính sách châu Á dưới thời tổng thống Mỹ Joe Biden khá thành công, bà Kamala Harris sẽ tiếp tục theo đuổi những gì người tiền nhiệm đã làm với khu vực này.
Lai tạo thành công giống lúa giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Lai tạo thành công giống lúa giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Hơn 537 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới đang phải sống với căn bệnh mãn tính là đái tháo đường - và con số dự kiến sẽ tăng lên 783 triệu vào năm 2045, theo hãng tin The Guardian hôm 26/9.
Châu Phi sắp có lô vắc xin đậu mùa khỉ đầu tiên

Châu Phi sắp có lô vắc xin đậu mùa khỉ đầu tiên

Châu Phi chuẩn bị đón lô vắc xin đậu mùa khỉ đầu tiên sau nhiều tuần chờ đợi kể từ dịch bệnh bùng phát ở nhiều quốc gia thuộc châu lục này khiến WHO phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu hôm 14/8.

Các tin bài khác

Gỏi cuốn vịt quay Bắc Kinh: Món ăn Việt Nam mang hương vị Trung Quốc

Gỏi cuốn vịt quay Bắc Kinh: Món ăn Việt Nam mang hương vị Trung Quốc

Anh Lê Ngọc Quyền, Quản lý kiêm Bếp trưởng nhà hàng Susu tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã khéo léo kết hợp gỏi cuốn Việt Nam với vịt quay Bắc Kinh, tạo nên một món ăn giao thoa văn hóa Trung – Việt đầy thú vị, được nhiều thực khách yêu thích và đánh giá cao.
PGS.TS Nguyễn Xuân Diện: Người gieo mầm tiếng Việt ở Trùng Khánh

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện: Người gieo mầm tiếng Việt ở Trùng Khánh

Suốt 16 năm qua, PGS.TS Nguyễn Xuân Diện đã gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Thầy là giảng viên người Việt đầu tiên của trường, đồng thời cũng là một trong những người đặt nền móng xây dựng khoa tiếng Việt tại đây.
Khám phá điệu múa Anh Ca từ tập 10 Chương trình “Vẻ đẹp đa dạng: Bài ca hòa mỹ"

Khám phá điệu múa Anh Ca từ tập 10 Chương trình “Vẻ đẹp đa dạng: Bài ca hòa mỹ"

Tập 10 của chương trình “Vẻ đẹp đa dạng: Bài ca hòa mỹ” đã lên sóng lúc 20h ngày 5/4 trên kênh tổng hợp CCTV-1, Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG). Trong tập này, khán giả được thưởng thức điệu múa truyền thống Anh Ca cùng những màn trình diễn múa ba lê đặc sắc, thể hiện sự giao thoa tinh tế giữa văn hóa dân tộc và nghệ thuật phương Tây.
Tập 9 chương trình “Vẻ đẹp đa dạng” của Đài CMG: Khám phá "Bữa tiệc Nga" và tàu "Götheborg"

Tập 9 chương trình “Vẻ đẹp đa dạng” của Đài CMG: Khám phá "Bữa tiệc Nga" và tàu "Götheborg"

Tập 9 chương trình “Vẻ đẹp đa dạng: Bài ca hòa mỹ”, phát sóng lúc 20h00 ngày 29/3 trên kênh tổng hợp CCTV1 của Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã giới thiệu đến khán giả nhiều nội dung đặc sắc như: tác phẩm điêu khắc cây cầu vàng “Con đường tơ lụa”, triển lãm ẩm thực “Bữa tiệc nước Nga” và hành trình khám phá tàu “Götheborg” tại bến cảng cổ Hoàng Phố.

Đọc nhiều

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện: Người gieo mầm tiếng Việt ở Trùng Khánh

PGS.TS Nguyễn Xuân Diện: Người gieo mầm tiếng Việt ở Trùng Khánh

Suốt 16 năm qua, PGS.TS Nguyễn Xuân Diện đã gắn bó với công việc giảng dạy tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Thầy là giảng viên người Việt đầu tiên của trường, đồng thời cũng là một trong những người đặt nền móng xây dựng khoa tiếng Việt tại đây.
Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc

Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 – 18/1/2025), ngày 10/4 tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Văn phòng Báo chí Quảng Tây và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức chương trình “Gặp gỡ, giao lưu truyền thông Việt Nam - Trung Quốc”.
Đồng bào Khmer - thành phần quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Đồng bào Khmer - thành phần quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo nhấn mạnh như trên trong chuyến thăm, tặng quà các tổ chức, cá nhân là người dân tộc Khmer tiêu biểu, hộ nghèo và chức sắc cao cấp Phật giáo Nam tông Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, diễn ra ngày 8/4 tại thành phố Cần Thơ.
Vĩnh biệt Marcel Winter - Người bạn Séc dành cả cuộc đời cho Việt Nam

Vĩnh biệt Marcel Winter - Người bạn Séc dành cả cuộc đời cho Việt Nam

Ngày 8/4, Liên hiệp hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc thông báo: ông Marcel Winter, nguyên Chủ tịch Hội hữu nghị Séc - Việt, đã từ trần vào ngày 5/4 sau thời gian lâm bệnh nặng, hưởng thọ 77 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với cộng đồng người Việt tại Séc và những người yêu mến tình hữu nghị hai nước.
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Ngày 9/4 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Theo thông tin tại cuộc gặp, hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 16 - 17/4 tại tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Vùng 5 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc

Vùng 5 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc

Ngày 9/4, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức gặp mặt quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2022 - 2025.
Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Chiều 8/4, tại huyện biên giới Nậm Pồ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo các bản giáp biên giới tại 4 huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ.
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay (5/4): Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/4, không khí lạnh tăng cường về miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, lệch đông, chủ yếu gây mưa, trời chỉ lạnh về đêm.
Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Ồ ạt bán ra, giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới mất đi khoảng 3% khi các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo vàng để bù đắp các khoản lỗ từ các loại tài sản khác, khi cuộc chiến thương mại leo thang làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu.
Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Những loại giấy tờ cần thiết khi du lịch Nhật Bản

Bên cạnh checklist những điểm tham quan hấp dẫn hay những món ăn “phải thử”, du khách đừng quên mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến đi.
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động