Tàu chiến hiện diện Biển Đông, ASEAN quan ngại
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia cho rằng có quá nhiều tàu chiến đang hiện diện ở Biển Đông (ảnh minh hoạ) |
“Chúng ta nên giảm bớt sự hiện diện của tàu chiến để đảm bảo hòa bình và ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông”, ông Datuk Saifuddin Abdullah nói. Đồng thời cho biết them, việc có quá nhiều tàu chiến hiện diện ở Biển Đông khiến các quốc gia Đông Nam Á lo ngại.
Hôm nay (3/8) là ngày cuối cùng của chương trình Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan tại Bangkok.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia cho biết, trong chương trình Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị liên quan, 10 bộ trưởng các nước ASEAN đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa ở Biển Đông cũng như chia sẻ quan điểm của ASEAN về Biển Đông.
Căng thẳng ở Biển Đông đã bùng lên khi đầu tháng 7, Trung Quốc bắn thử tên lửa đạn đạo diệt hạm trên Biển Đông, tiếp tục quân sự hóa vùng biển bất chấp phản đối từ khu vực và quốc tế. Cũng trong tháng 7, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Vào tháng 6, tàu cá Gemvir-1 của Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông. 22 ngư dân trên tàu Philippines sau đó được tàu cá Việt Nam cứu. Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 31/7 xác nhận nước này và ASEAN đã hoàn thành vòng rà soát đầu tiên của COC. Ông cho rằng đây là bước tiến quan trọng trong tiến trình đàm phán COC, đồng thời bày tỏ lạc quan rằng hai bên sẽ "nhất định" đạt được sự đồng thuận trước thời hạn ba năm tới.
Phát biểu bên lề Hội nghị tại Bangkok, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Arthayudh Srisamoot nói: “Chúng tôi muốn bộ quy tắc ứng xử là một tài liệu giúp tạo thêm niềm tin vào khu vực này và theo quy định của luật quốc tế”.
Ông Arthayudh cho biết bản dự thảo COC thứ hai sẽ được ASEAN và Trung Quốc thảo luận trong tháng 10. ASEAN và Trung Quốc sẽ đi sâu vào các chi tiết cụ thể của văn kiện sau khi nhất trí về "các nguyên tắc cơ bản" trong vòng rà soát đầu tiên của COC.
Tuy nhiên, một số Bộ trưởng Asean đã bày tỏ “quan ngại” về những sự cố bùng phát trên biển Đông và nhấn mạnh hoạt động đi lại của tàu chiến và các phương tiện quân sự trên vùng biển này có thể gây nguy hiểm cho việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, ông Arthayudh cho biết.
Mỹ "thúc" đồng minh chống lại sự "áp bức" của Trung Quốc trên Biển Đông Trong bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 52 (AMM-52)tại Bangkok hôm 2/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ ... |
Nhiều Thượng Nghị sĩ Mỹ lên án hành vi xâm phạm của Trung Quốc trên Biển Đông Theo thông tin từ trang web của Thượng viện Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch và Thượng nghị sĩ ... |
Phó Thủ tướng nêu vấn đề Biển Đông trước 27 Ngoại trưởng và tổ chức Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á (EAS) lần thứ 9 và Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 26 (ARF-26) tại Bangkok, Thái ... |