Tầm vóc của mặt trận ngoại giao đặc biệt - Hội nghị Paris về Việt Nam
Gặp gỡ, giao lưu với các nhân chứng lịch sử quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Pariss Từ ngày 13 -14/1/2023, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Pariss về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023). Tại đây, các đại biểu sẽ trồng cây hòa bình; tham gia chương trình gặp gỡ, giao lưu với các nhân chứng lịch sử quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Pariss... |
Tri ân người bạn Hungary tham gia giám sát thực thi Hiệp định Pariss Trong khoảng thời gian từ ngày 26/1/1973-9/5/1975, Hungary đã cử 636 quân nhân, lính biên phòng, nhân viên dân sự và ngoại giao thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Việt Nam. |
TS. Nguyễn Bá Sơn - nguyên Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam. |
Việc bỏ qua hai thành phố ở Đông Âu và Đông Nam Á, nơi mà Việt Nam có lợi thế về chính trị và địa lý, để chọn Paris (Tây Âu) làm địa điểm tổ chức cuộc đàm phán Việt - Mỹ đã cho thấy chúng ta không hề ảo tưởng về đàm phán ngoại giao. Chủ trương của Trung ương Đảng là tiến hành đấu tranh đồng thời trên cả ba mặt trận chính trị - quân sự - ngoại giao, trong đó đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam Việt Nam là nhân tố chủ yếu tạo tiền đề cho thắng lợi của ngoại giao trên trường quốc tế.
Với việc chọn Thủ đô nước Pháp làm địa điểm đàm phán, Bác Hồ và Đảng đã có quyết định quan trọng đưa nền ngoại giao nhân dân lên tuyến đầu trên mặt trận đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn cách mạng mới. Là thủ đô chính trị, văn hóa quan trọng của thế giới, lại nằm ở trung tâm châu Âu, Paris sẽ bù đắp cho những sự thiếu hụt lúc đó của nền ngoại giao Việt Nam về địa bàn hoạt động và đối tượng tranh thủ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Bình, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. |
Từ thủ đô Paris, với trụ sở của những hãng thông tấn quốc tế hàng đầu, những thông tin về chiến sự, về tội ác chiến tranh, đặc biệt là tiếng nói chính nghĩa, những sáng kiến ngoại giao của Việt Nam… sẽ được lan truyền ra khắp thế giới một cách nhanh chóng nhất, sinh động và chính xác nhất. Tại thành phố này, chính giới, các tổ chức quần chúng và những người yêu chuộng hòa bình công lý không chỉ của Pháp mà từ tất cả các nước, kể cả Mỹ có thể dễ dàng tiếp xúc với những “Việt cộng” nhỏ bé, kiên cường nhưng hiền lành và đáng mến bằng xương bằng thịt – những đại diện của nền ngoại giao nhân dân Việt Nam. Từ đây, theo lời mời của các tổ chức quần chúng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình công lý ở các nước Tây Âu, các thành viên của hai Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để sang tuyên truyền vận động nhân dân và chính giới các nước này ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Nước Pháp, nơi vào thời gian đó có một cộng đồng Việt kiều đông đảo nhất thế giới, yêu nước và gắn bó với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, sẽ là sự hỗ trợ, bổ sung không thể thiếu được về nhiều mặt cho việc triển khai chiến lược ngoại giao của Việt Nam.
Chúng ta bước vào cuộc đàm phán tại Paris với nhận thức rõ ràng, không hề mơ hồ, rằng chiến tranh sẽ được quyết định dựa vào tương quan lực lương quân sự trên chiến trường chứ không phải trên bàn đàm phán. Nhưng trong cuộc chiến không cân sức này, ngoài ý chí kiên cường của dân tộc, thì sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt là của nhân dân Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm đã dạy cho chúng ta nhiều điều về vai trò của mặt trận nhân dân chống chiến tranh và về phong trào phản chiến ở ngay trong lòng nước Pháp.
Cục diện “vừa đánh, vừa đàm” được mở ra và chúng ta đã buộc đối phương, bên ban đầu có ý đồ dùng đàm phán ngoại giao để xoa dịu phong trào phản chiến ở trong nước, phải chơi trên “sân chơi” của chúng ta, theo “luật chơi” mà họ không phải là người nắm quyền định đoạt. Những cuộc đấu tranh ngoại giao về thành phần các đoàn tham dự Hội nghi (hai bên hay là bốn bên), về việc chọn hình thức của bàn đàm phán (giữa chữ nhật với hình vuông rồi đi đến thỏa hiệp bàn hình tròn) kéo dài trong nhiều tháng … là những bài tập ngoại giao đáng nhớ...
Là những nhân sĩ, trí thức yêu nước từ “bưng biền, rừng núi kháng chiến” bước vào lễ đường ngoại giao, các nhà ngoại giao nhân dân dành được thiện cảm của dư luận, có lợi thế trong việc tiếp xúc với nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp xã hội ở các nước phương Tây (chính trị gia, bác học, nhà văn, nhà báo, nghệ sỹ nổi tiếng…). Đây là những nhân vật mà tiếng nói của họ có “trọng lượng”, có tác dụng định hướng đối với dư luận xã hội, làm cho các các đảng phái chính trị phải kiêng dè.
Đối tượng vận động của ngoại giao nhân dân trong thời kỳ này không chỉ bó hẹp vào các tầng lớp công nhân, nông dân, sinh viên… vốn gắn bó và tích cực với các hoạt động đấu tranh quần chúng mà còn bao gồm cả tầng lớp tinh túy (elite) và giới thượng lưu trong xã hội phương Tây…
Từ khi được thành lập và “danh chính ngôn thuận” tham gia Hội nghị Paris bốn bên, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến tới chinh phục những mục tiêu đối ngoại cao hơn. Từ tháng 6/1969, các Cơ quan đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở các nước xã hội chủ nghĩa được đổi tên thành Đại sứ quán, phái đoàn của Mặt trận tại Hội nghị Paris trở thành Phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình làm Trưởng đoàn. Ngoài các nước xã hội chủ nghĩa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam còn đặt Đại sứ quán tại thủ đô một số nước Không liên kết tích cực như ở Cairo (Ai Cập), Alger (Algeria)...
Khẩu hiệu đấu tranh của đối ngoại nhân dân lúc này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Trong khi chưa đặt được đại sứ quán thì Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đề xuất việc đặt Văn phòng thông tin báo chí tại Thủ đô Paris và được Chính phủ Pháp chấp thuận. Từ tháng 6/1969 đến đầu năm 1976, đã có 90 nước trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang họp bàn tại Hội nghị bốn bên về Việt Nam tại Pariss. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam) |
Thời gian này, cùng với việc vận động các quốc gia công nhận thì Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh ngoại giao ở các tổ chức quốc tế liên chính phủ, yêu cầu được kết nạp làm thành viên chính thức, tức là tranh giành quyền đại diện với Việt Nam Cộng hòa ở các diễn đàn ngoại giao đa phương.
Bài học kinh nghiệm quý báu và thắng lợi ngoại giao quan trọng là cuộc đấu tranh về quyền đại diện cho nhân dân miền Nam Việt Nam trong Phong trào Không liên kết - một hình thức tổ chức quốc tế liên chính phủ đặc thù của các nước đang phát triển. Thông qua những cuộc vận động ngoại giao sôi động và khó khăn (do sự ngăn chặn, quấy phá của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa), đặc biệt là tranh thủ được sự ủng hộ của các nước tiến bộ, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nhận được quy chế quan sát viên của Phong trào tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Georgetown (Guyana) năm 1972, rồi sau đó được kết nạp và trở thành thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết tại Hội nghị cấp cao IV ở Alger (Algeria) năm 1973.
Việc ký Hiệp định Paris và gia nhập Phong trào Không liên kết đã tạo ra cơ sở chính trị pháp lý quốc tế vững chắc và cơ hội thuận lợi để chúng ta đặt ra mục tiêu trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế liên chính phủ toàn cầu khác. Tranh thủ điều mà chính Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã gợi ý khi tham gia Hội nghị quốc tế về Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vận động các quốc gia thành viện ủng hộ để có được quy chế quan sát viên tại tổ chức Liên hợp quốc.
Cuộc đấu tranh ngoại giao căng thẳng nhất trước ngày 30/04/1975 của chúng ta là đòi quyền tham dự Hội nghị ngoại giao về Luật quốc tế nhân đạo vào đầu năm 1975. Hội nghị quan trọng này có nhiệm vụ thảo luận và thông qua hai Nghị định thư bổ sung cho bốn Công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh. Hai Nghị định thư này củng cố việc bảo hộ các nạn nhân của xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế (Nghị định thư I) và trong xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế (Nghị định thư II). Việc một chính phủ kháng chiến đang tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, được nhiều quốc gia công nhận tham gia vào việc pháp điển hóa những nguyên tắc và quy phạm pháp lý về bảo hộ nạn nhân chiến tranh của Luật quôc tế nhân đạo là một yêu cầu chính đáng, khó có thể bị bác bỏ. Trong cuộc biểu quyết hết sức kịch tính vào ngày khai mạc Hội nghi, với sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và đang phát triển, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chỉ còn thiếu 2 phiếu là có thể được chính thức mời tham dự một hội nghi ngoại giao quan trọng do Liên hợp quốc triệu tập.
Mở đầu và tiến hành cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghi Paris về Việt Nam là thắng lợi quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất là biết cách kết thúc chiến dịch ngoại giao và giành được lợi thế tối đa từ thắng lợi ngoại giao đó. Sau khi ký Hiệp định Paris bốn bên về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được tổ chức và Định ước của Hội nghị này đã được ký kết. Tham gia Hội nghị và ký Định ước quốc tế gồm có: Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa nhân dân Hunggari, Cộng hòa Inđônêxia, Cộng hòa nhân dân Ba Lan, Vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, Canađa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cùng với ba phía của Việt Nam và với sự có mặt của ông Tổng Thư ký Liên hợp quốc.
Đây cũng là thành công lớn của của nền ngoại giao nhân dân, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có quyền bình đẳng ký kết một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng với các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau trên thế giới, trong đó có 5 Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam được ký kết “Nhằm mục đích ghi nhận các Hiệp định đã ký kết; bảo đảm chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình ở Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam; góp phần vào hòa bình và bảo đảm hòa bình ở Đông Dương”.
Sẽ tái bản hai cuốn sách quý về Hiệp định Pariss Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Pariss về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973 - 27/01/2023), ngày 15/12, tại Hà Nội, lãnh đạo Ban châu Mỹ (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) đã tiếp bà Lady Borton - nhà báo, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ và ông Phạm Ngạc, nguyên Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao). |
Những câu chuyện vui về Hội nghị Pariss Là thành viên Đoàn VNDCCH từ những ngày đầu phái đoàn đến Pháp, với ông Trịnh Ngọc Thái, Hòa đàm Pariss có nhiều chuyện không thể nào quên. |