Sự thật quân đội, chuyên gia quân sự Nga ở Venezuela
Quân đội Nga và hàng viện trợ được chuyển tới Venezuela |
Ông Alexander Shchetinin nói rằng, Nga và Venezuela đã ký kết hợp đồng liên quan đến việc bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị mà Nga đã cung cấp cho Venezuela. Bất kỳ công việc bảo trì nào cũng cần một số lượng người tham gia nhất định. Nếu Caracas cần thêm chuyên gia, Moscow sẵn sàng đáp ứng.
Được biết cuối tháng 3 vừa qua, 2 máy bay chở quân nhân Nga đã tới Venezuela trong khuôn khổ hợp đồng bảo dưỡng các thiết bị máy móc giữa Moscow và Caracas.
Quân đội Venezuela trên chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3M do Nga sản xuất. Ảnh: AFP |
Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại Venezuela Vladimir Zaemsky sau đó đã lên tiếng bác bỏ thông tin này và nhấn mạnh công việc của các quân nhân Nga vẫn đang được tiến hành theo thỏa thuận.
Trước đó, có thông tin cho rằng Nga đã rút hầu hết các nhân viên quân sự của mình khỏi Venezuela. Tạp chí phố Wall của Mỹ đưa tin, Tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga, đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ huấn luyện và xúc tiến các hợp đồng vũ khí với quân đội Venezuela, gần đây đã cắt giảm số nhân viên ở quốc gia Nam Mỹ này xuống còn vài chục người.
Trong thời kỳ cao điểm hợp tác giữa hai nước cách đây vài năm, Rostec đã cử khoảng 1.000 cố vấn quân sự tới hỗ trợ các binh sĩ Venezuela. Tuy nhiên, việc rút các chuyên gia này khỏi Caracas được thúc đẩy trong vài tháng qua, khi không có hợp đồng nào được kí thêm giữa hai nước.
Chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro thừa nhận không đủ khả năng chi trả cho các nhân viên của Rostec tiếp tục hoạt động theo các hợp đồng trước đó.
Thêm vào đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng khẳng định việc các quân nhân Nga có mặt tại Venezuela là hoàn toàn hợp pháp.
Hiện tại vẫn chưa có thêm bằng chứng từ hiện trường cho thấy thực chất các chuyên gia Nga vẫn đang ở lại Venezuela hay đã được rút một phần về nước.
Theo đánh giá từ các nhà phân tích, căn cứ vào tình hình khu vực, họ vẫn nghiêng về khả năng Nga đang rút chuyên gia về nước nhiều hơn, vì tình hình kinh tế Venezuela ở thời điểm hiện tại không cho phép họ mua thêm thiết bị quân sự cũng như trả tiền cho chuyên gia nước ngoài.
Như đã biết, cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tại Venezuela đã tăng nhiệt sau khi thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido tự xưng là "tổng thống lâm thời" hồi tháng 1/2019 và được hơn 50 quốc gia công nhận, gồm Mỹ và các đồng minh. Trong khi đó, Tổng thống Nicolas Maduro vẫn nắm quyền lực nhờ sự ủng hộ của quân đội và các nước Nga, Trung Quốc, Cuba...
Theo các chuyên gia, hiện tại, nền kinh tế chính trị Venezuela chưa có dấu hiệu hồi phục mà còn bị ảnh hưởng thêm bởi các hoạt động biểu tình.
Do vậy, họ khó lòng có thể duy trì được các chương trình hợp tác quân sự với các quốc gia khác.
Tiền mất giá, người Venezuela đổi cá lấy gạo Khó có thể hình dung được giữa thế kỷ 21, tại một quốc gia châu Mỹ từng là "vựa dầu" của thế giới, người dân ... |
Thế giới vẫn "đau đầu" vì Venezuela Sau nhiều tháng căng thẳng, bế tắc chính trị tại Venezuela vẫn là bài toán hóc búa của thế giới. |
Venezuela chính thức thừa nhận nền kinh tế sụp đổ Ngân hàng trung ương Venezuela bất ngờ công bố dữ liệu về tăng trưởng kinh tế và lạm phát. |