Sợ vợ tiêu hoang, tôi chỉ đưa 3 triệu/ tháng để vợ chi tiêu gia đình
Tôi làm trưởng nhỏm hạ tầng mạng cho một tập đoàn lớn tại Hà Nội, thu nhập hàng tháng khoảng 25 triệu đồng. Vợ tôi làm trong ngành biên dịch, thu nhập thấp hơn, chỉ 10 triệu đồng. Hai vợ chồng tôi nuôi một con nhỏ, đã có nhà Hà Nội, không nợ nần ai, ông bà nội ngoại đôi bên đều không cần nhờ cậy giúp đỡ. Nói chung, mức thu nhập như vợ chồng tôi là khá ổn, không quá giàu nhưng đủ để trang trải cuộc sống và hàng tháng cũng có tiền dư ra để tích cóp. Chỉ khổ nỗi vợ tôi là người vô lo vô nghĩ, lại có thói quen thích gì mua nấy, đặc biệt là nghiện mua sắm. Trước đây thời yêu nhau tôi cũng biết cái tính này của vợ, nhưng chỉ nghĩ đơn giản rằng phụ nữ ai cũng vậy, thích làm đẹp, thích mua quần áo, mỹ phẩm.
Nhưng từ khi bắt đầu về chung một nhà, tôi mới thấy không gì khổ bằng lấy một cô vợ tiêu hoang.
(Ảnh minh họa: Shutterstock) |
Tôi vẫn nhớ như in tháng đầu tiên đưa tiền cho vợ. Tôi đưa cô ấy 10 triệu để chi tiêu ăn uống cho 3 người. Còn lại tiền học mầm non của đứa nhỏ và các khoản Internet, truyền hình cáp, điện nước chi phí phát sinh thì tôi lo liệu.
Thực ra, 10 triệu đó chủ yếu chi cho bữa tối và thêm bữa trưa của vợ, còn tôi tự chủ động bữa trưa, đứa nhỏ thì ăn hoàn toàn ở trường. Tôi tính toán như vậy để vợ không cần đụng đến tiền lương hàng tháng. Lương của vợ sẽ cất ngay vào tài khoản tiết kiệm.
Thế nhưng chỉ mỗi việc chi tiêu ăn uống, mà tháng nào cũng như tháng nào, chưa đến cuối tháng vợ tôi đã kêu hết tiền đi chợ. Nghĩ vợ mới bắt đầu làm quen với việc chi tiêu nội trợ, tôi cũng vẫn đưa thêm. Nhưng tình trạng kéo dài như vậy suốt hai năm liên tiếp, đến năm thứ 3, tôi ngồi lại nói chuyện với vợ thẳng thắn. Hóa ra không những cô ấy không tiết kiệm được đồng nào trong suốt thời gian qua, mà còn vay mượn tứ tung, thế nên đầu tháng có lương lại đi trả nợ, cuối tháng chưa có lương nhưng đã hết tiền. Biết chồng lương cao, luôn có sẵn tiền nên vợ tôi hứng lên là mua sắm, vui cũng mua mà buồn thì lại càng mua nhiều. Cô ấy còn "nghiện" mua hàng online, đặt ship khắp nơi. Nếu chưa có tiền thì vay tạm đồng nghiệp, rồi hôm sau lại lấy tiền của chồng để trả.
Nghĩ thật ngán ngẩm, tính cách vợ vốn đã không biết vun vén, lại thêm “nghiện” mua sắm nữa thì đúng là tôi phải làm “tay hòm chìa khóa”, chứ không yên tâm giao tiền cho một cô vợ tiêu hoang như vậy.
(Ảnh minh họa: Shutterstock) |
Kể từ đó, mỗi tháng tôi chỉ đưa cho vợ 3 triệu để đi chợ cho bữa tối. Các khoản cơ bản trong gia đình tôi vẫn đứng ra trả. Còn vợ tôi, đằng nào tôi có đưa nhiều tiền cũng sẽ tiêu hết, chẳng tiết kiệm được đồng nào, nên nếu 3 triệu không đủ thì vợ lấy tiền lương của vợ bù vào.
Nếu vợ có kêu hết tiền, tôi cũng chịu chứ không giúp thêm được nữa. Tủ quần áo hàng mấy chục bộ mặc hết năm cũng chưa hết, mỹ phẩm thì chất đầy tủ, chắc vợ cũng không đến mức thiếu thốn mà đòi mua thêm.
Hầu hết trong các gia đình hiện đại, cuối tháng chồng sẽ nộp lương cho vợ, còn nhà tôi thì lại khác. Vì có cô vợ không biết vun vén, tiết kiệm nên tôi đành phải làm như vậy. Chứ giữ tiền, rồi phải lo liệu chi tiêu các khoản khác, cũng đau đầu lắm và chẳng sung sướng gì. Nhiều lúc tôi ngẫm giá mà vợ biết quản gia thì tốt biết bao, tôi sẽ hoàn toàn yên tâm ra ngoài kiếm tiền và đưa về cho vợ. Còn hiện tại thì chưa thể, vợ tôi “có đồng nào xào đồng nấy”, đưa bao nhiêu hết bấy nhiêu, thật sự là nguy hiểm lắm.
Xem thêm:
Chỉ chi 15 nghìn/bữa ăn, vợ chồng trẻ sớm có 300 triệu tiền tiết kiệm Nhờ những mâm cơm 15 nghìn đồng này, mà hai vợ chồng tôi tiết kiệm được một khoản kha khá. |
Thu nhập hai vợ chồng 20 triệu/ tháng, làm thế nào để vẫn có sổ tiết kiệm? Một khi đã có ý thức tiết kiệm, thì dù lương 20 triệu hay 5 triệu, bạn vẫn sẽ luôn có cách để mỗi tháng ... |
Vợ chồng thu nhập 20 triệu một tháng vẫn sống chật vật ở thành phố Lương hai vợ chồng 20 triệu/ tháng, sống trên đất thủ đô mới thấy là chật vật lắm, chẳng dư dả hay sung sướng gì. |