Thu nhập 20 triệu/ tháng, tôi vẫn “nghèo bền vững” với khoản tiết kiệm 0 đồng
Quyết định sai lầm: Thu nhập 30 triệu/tháng, vợ chồng 10 năm vẫn đi ở thuê Thu nhập hơn 100.000 USD vẫn thuộc diện nghèo không mua nổi nhà ở Mỹ 5 cách giúp ổn định thu nhập cho giới văn phòng |
Thu nhập 20 triệu/ tháng nhưng không có tiền tiết kiệm
(Ảnh minh họa: Shutterstock) |
Tôi năm nay 32 tuổi, có nhà ở Hà Nội và nuôi hai con nhỏ đang học mầm non. Tổng thu nhập hai vợ chồng tôi khoảng 20 triệu/ tháng. Chúng tôi không phải chịu cảnh thuê nhà trọ, cũng không có khoản vay ngân hàng nào. Ông bà nội ngoại hai bên đều có lương hưu, không yêu cầu con cháu phải chu cấp. Chồng tôi ít mối quan hệ, đặc thù công việc cũng không phải đi tiếp khách gì, gần như không có chuyện nhậu nhẹt. Còn tôi thuộc típ phụ nữ thích ở nhà, thực ra cũng ngại ra ngoài vì con còn nhỏ.
Tổng chi tiêu mọi khoản trong gia đình mỗi tháng khoảng 13 triệu, như vậy vẫn còn dư 7 triệu đồng. Những tưởng có thể tiết kiệm, nhưng tiền vẫn tháng nào hết tháng đấy. Có khi còn bị âm, vay mượn tứ tung và rơi vào cảnh nhận lương đầu tháng thì đi trả nợ, cuối tháng hết tiền lại đi vay tiếp. Cái vòng luẩn quẩn cứ bám lấy tôi, cho đến một ngày tôi tỉnh ngộ và quyết tâm thay đổi vì không thể sống theo kiểu này mãi được.
Tôi nghiêm túc đem câu chuyện của mình đi hỏi han bạn bè cùng những người thân thiết để xin họ tư vấn. Ngoài ra cứ có bài chia sẻ nào hay trên mạng xã hội về cách tiết kiệm, tiêu xài, dự phòng khoản tiền cho tương lai là tôi lại lao vào đọc đi đọc lại đến thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Sau một thời gian, tôi đã tìm ra nguyên nhân tại sao mình vẫn “nghèo bền vững” và cũng là tìm ra lối thoát cho cuộc đời mình. Tôi tự rút ra những bài học cho mình như sau.
1. Tiết kiệm là việc của đầu tháng, không phải của cuối tháng
Sai lầm lớn nhất của tôi là luôn lo sợ mình không đảm đang trong chi tiêu, không khéo vén cho gia đình. Vì thế bao năm tôi giữ thói quen cứ để cục tiền đó, chi hết mọi khoản cơ bản và khoản phát sinh trong tháng, còn thừa bao nhiêu thì gửi tiết kiệm bấy nhiêu.
Tôi sợ rằng nếu gửi tiết kiệm ngay từ đầu tháng, liệu tôi có xoay sở ổn thỏa với số tiền còn lại trong tháng đó hay không? Và thế là bao tháng trôi qua, cái tháng dư được khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm chẳng bao giờ đến. Từ bài học “đau thương” này, tôi nhận ra chân lý “tiết kiệm là việc của đầu tháng, không phải của cuối tháng”. Nghĩa là sau khi nhận lương, hãy để ít nhất 10% thu nhập cho khoản tiết kiệm. Coi như đó là khoản mình không có và hãy quên béng nó đi.
2. Kiểm soát bản thân tốt, sẽ quản lý tài chính tốt
Nghĩ lại tôi vẫn thấy rùng mình vì thói tiêu xài hoang phí, mua sắm “bạt mạng”, buồn buồn mua một chiếc váy để vui, vui vui lại đi ăn món gì đó để vui hơn. Không những mua cho mình, mà còn phải ăn mặc cho con thật thời trang, hợp mốt, luôn đặc biệt trong mắt mọi người.
Trong nhà tôi hiện giờ, vẫn “lưu giữ” những món đồ đắt tiền nhưng chẳng dùng đến mà tôi đã mua trong cơn bốc đồng của mình, để “vuốt ve” chiều chuộng bản thân mình.
Đó từng là những thứ tôi coi là phần thưởng đáng được nhận, nhưng sau này tôi nhận ra đó đều là những thứ phù phiếm. Tôi khoác lên mình những thứ lộng lẫy, đắt tiền nhưng nếu khoản tiết kiệm là 0 đồng, thì tôi cũng chỉ là kẻ vô giá trị. Tôi giữ lại “những-đồ-không-bao-giờ-dùng-đến” đó để luôn nhớ về sai lầm của mình, để nhắc nhở mình cần kiểm soát bản thân, làm chủ cảm xúc, biết giá trị của mình ở đâu và nghiêm khắc với bản thân mình.
(Ảnh minh họa) |
3. Tiêu một nghìn cũng nhớ là mình tiêu vào thứ gì
Tôi từng nghĩ một nghìn, hai nghìn là số tiền quá nhỏ, chẳng cần phải bận tâm tính đến. Tôi thậm chí còn cho rằng mấy chuyện mặc cả, so đo tính toán là dấu hiệu của kẻ bần tiện. Khi nghe mấy lời khuyên như mua hàng ở siêu thị này đang có giảm giá, rẻ hơn vài nghìn ở những chỗ khác, nạp thẻ điện thoại qua ứng dụng được tặng thêm 10%...tôi toàn cười khẩy. Nhưng thực ra tôi đã sai lầm lớn. Đó không phải là thói quen của kẻ bần tiện, mà lại là thói quen của những người biết co kéo chi tiêu, biết tích lũy, từ biết tích lũy đến biết làm giàu và trở thành người giàu. “Tiêu một nghìn cũng nhớ là mình tiêu vào thứ gì” là để tập cho mình thói quen ghi nhớ, quản lý dòng tiền, để dần dần làm chủ đồng tiền mình kiếm ra.
4. Tuổi trẻ tiết kiệm, tuổi già thích gì hưởng nấy
Tôi đã từng làm ngược lại. Tâm lý hưởng thụ, tiêu xài theo kiểu “vung tay quá trán”, thích gì mua nấy là lý do tôi chẳng thể tiết kiệm được một đồng. Vì nghĩ mình còn trẻ, sức khỏe vẫn dồi dào, khả năng lao động vẫn có, nên cứ tiêu hết đi, đằng nào tháng sau cũng có lương. Nhưng thời gian trôi nhanh như một cái chớp mắt. Nếu cứ nghĩ ngày mai mới tiết kiệm, tháng sau mới tiết kiệm thì ngày tháng đó sẽ không bao giờ đến. “Chăm chỉ làm việc, tiết kiệm từng ngày để có một tuổi già vô lo vô nghĩ”, tôi luôn tự nhủ với bản thân như vậy để cố gắng đạt được mục tiêu đã đề ra.
Xem thêm:
Bữa cơm tối của người Việt - nơi nuôi dưỡng tình cảm gia đình Dù là bữa cơm dưa cà mắm muối đạm bạc hay đầy đủ sơn hào hải vị thượng hạng, thì bữa cơm tối của người ... |
Đầu tư mua đất ngoại thành Hà Nội, sau 2 năm vợ chồng tôi lãi hơn 400 triệu đồng Sau 3 tháng tìm hiểu, vào giữa năm 2016, chúng tôi mua được một mảnh đất 40m2 ở Gia Lâm với giá 7 triệu/m2, hết ... |
Tổng thu nhập vợ chồng 20 triệu/ tháng, tôi vẫn mua được chung cư 2 tỷ đồng Cảm giác có khoản nợ lơ lửng trên đầu, lo sợ không trả hết nợ sẽ mất tất cả, hóa ra lại là động lực ... |