Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
12:06 | 06/02/2025 GMT+7

Số ca cúm nặng tăng, chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa

aa
Dịch cúm mùa đang bùng phát mạnh tại Nhật Bản và nhiều quốc gia trên thế giới, với số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng. Trong nước, nhiều bệnh viện cũng ghi nhận các trường hợp cúm nặng, thậm chí nguy kịch. Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan và cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn TP.HCM
Thông tin về các ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người ở Trung Quốc

Dịch cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản và nhiều khu vực

Ngày 5/2, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa đang xảy ra tại Nhật Bản. Theo Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 đến 26/1/2025 nước này đã ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa. Đáng chú ý, trong tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23 - 29/12/2024), hơn 317.000 ca nhiễm mới được báo cáo.

Các địa bàn bị ảnh hưởng nhất của đợt bùng phát dịch cúm mùa là Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka - những khu vực đông dân cư và có nhiều điểm du lịch, tập trung đông người. Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay chủ yếu do cúm A gây ra, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm B gia tăng vẫn hiện hữu.

Người dân đeo khẩu trang khi ra đường để phòng tránh lây nhiễm khi số ca cúm tại Nhật Bản tăng mạnh - Ảnh: CCTV News
Người dân đeo khẩu trang khi ra đường để phòng tránh lây nhiễm khi số ca cúm tại Nhật Bản tăng mạnh. (Ảnh: CCTV News)

Trước đó, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/1/2025, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm cuối năm do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.

Theo WHO, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần cuối năm 2024 và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường. Ngoài ra, theo kết quả giám sát cúm trên thế giới, bệnh cúm mùa cũng gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1) pdm09), phù hợp với xu hướng điển hình cho thời điểm cuối năm.

Tình hình dịch cúm tại Việt Nam: nhiều ca nặng nhập viện

Trong nước, một số bệnh viện như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đang điều trị cho nhiều trường hợp mắc cúm trong tình trạng nặng, nguy kịch.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 8 bệnh nhân mắc cúm đang được điều trị. Trong đó có một số trường hợp mắc cúm A, có bệnh nhân phải can thiệp ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể).

Bệnh nhân mắc cúm mùa chuyển nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: BVCC
Bệnh nhân mắc cúm mùa chuyển nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)

Thạc sỹ Võ Đức Linh - Trung tâm Hồi sức tích cực cảnh báo, cúm A ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những bệnh nhân có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi, những bệnh nhân đã có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh.

Bác sĩ Linh cũng khuyến cáo đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đi khám định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa để điều chỉnh thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, người mắc các bệnh lý nền cần tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm. Cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ cá nhân, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Thạc sỹ Phạm Văn Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị sẽ rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng.

Tiến sỹ Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho hay, cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt như người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mạn tính… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong. Cúm có 3 loại khác nhau ảnh hưởng tới người: cúm A, B và C. Trong đó, cúm A (cúm mùa) thường xuyên thay đổi tạo nên nhiều biến chủng mới; được biết đến như là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm có khả năng lây nhiễm cao.

Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh cúm nguy hiểm do tính lây lan nhanh và gây dịch. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: Đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát. Do đó, người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Biện pháp phòng chống cúm mùa hiệu quả

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân chủ động bảo vệ sức khỏe:

• Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

• Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi).

• Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

• Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh.

• Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Nhiều nước ra cảnh báo trước nguy cơ bệnh X bùng phát Nhiều nước ra cảnh báo trước nguy cơ bệnh X bùng phát
Rà soát chính sách dự phòng bệnh không lây nhiễm cho học sinh, sinh viên Rà soát chính sách dự phòng bệnh không lây nhiễm cho học sinh, sinh viên
Minh Thái (tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Dịch cúm bùng phát khắp nước Mỹ: 24 triệu ca mắc, 13.000 người tử vong

Dịch cúm bùng phát khắp nước Mỹ: 24 triệu ca mắc, 13.000 người tử vong

Mỹ đang trải qua mùa cúm nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua với ít nhất 24 triệu ca mắc và 13.000 người tử vong, theo số liệu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố ngày 7/2. Hệ thống y tế đối mặt với áp lực nặng nề, nhiều trường học buộc phải đóng cửa, trong khi CDC cảnh báo dịch bệnh có thể còn kéo dài.
Biến thể phụ BA.5 của COVID-19 đã xâm nhập vào Việt Nam

Biến thể phụ BA.5 của COVID-19 đã xâm nhập vào Việt Nam

Chiều 27/6, ông Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam đã ghi nhận sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5. Đây là biến thể phụ của dòng Omicron.
Cúm A hoành hành, thuốc Tamiflu tăng giá từng giờ

Cúm A hoành hành, thuốc Tamiflu tăng giá từng giờ

Bệnh cúm mùa (cúm A) đang thành dịch trong những ngày gần đây khiến nhu cầu sử dụng thuốc Tamiflu tăng cao. Tại các bệnh viện, thuốc này dùng cho bệnh nhân điều trị nội trú. Trong khi đó, tại các hiệu thuốc giá của loại thuốc đặc trị này tăng lên theo từng giờ.

Các tin bài khác

Mất giấy tờ tuỳ thân khi đang ở nước ngoài cần làm gì?

Mất giấy tờ tuỳ thân khi đang ở nước ngoài cần làm gì?

Hộ chiếu, visa hay bất kì giấy tờ tuỳ thân nào của bạn là vật bất ly thân cho việc nhập cảnh, thuê khách sạn, di chuyển trong chuyến đi của bạn. Nếu chẳng may làm mất giấy tờ ở nước ngoài thì bạn sẽ cần phải làm những gì? Cùng lưu ngay cách xử lý tình huống này nhé.
Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái "chạm"

Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái "chạm"

Mỗi quốc gia đều có những phong tục, quan niệm, lối sống và chuẩn mực văn hóa riêng biệt. Đa số các quốc gia ở Châu Âu nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, hiện đại, phóng khoáng, điển hình như việc họ có cách chào xã giao thân thiết như ôm hoặc chạm má.
Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch

Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch

Phong tục tập quán ở mỗi nơi là khác nhau. Trong trường hợp bạn đang có kế hoạch du lịch nước ngoài, dưới đây là một danh sách ngắn gọn những sai lầm văn hóa phổ biến nhất và một số mẹo để tránh phạm sai lầm.
Những lưu ý nhỏ giúp bạn ứng xử văn minh hơn khi du lịch

Những lưu ý nhỏ giúp bạn ứng xử văn minh hơn khi du lịch

Đi du lịch không chỉ là đến đó và thư giãn, bạn cần phải trở thành những khách du lịch văn minh từ những hành động nhỏ. Bất kì hành động nào của bạn cũng có thể gây mất thiện cảm hoặc mang lại thiện cảm cho người dân địa phương và góp phần làm đẹp hình ảnh của chính bản thân bạn.

Đọc nhiều

Tăng cường giao lưu văn hóa, thể thao Việt Nam - Nhật Bản

Tăng cường giao lưu văn hóa, thể thao Việt Nam - Nhật Bản

Chiều 26/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Tổ chức giao lưu quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA) và Hệ phái Nghĩa Dũng Karate-do Việt Nam.
VGMF 2025: Doanh nghiệp tiếp cận giải pháp đổi mới sáng tạo, nắm bắt các chính sách mới tại Việt Nam

VGMF 2025: Doanh nghiệp tiếp cận giải pháp đổi mới sáng tạo, nắm bắt các chính sách mới tại Việt Nam

Ngày 26/3, Diễn đàn Sản xuất Thông minh Toàn cầu Việt Nam 2025 (VGMF 2025) chính thức khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ hàng trăm đại biểu là lãnh đạo cơ quan quản lý, chuyên gia, học giả và doanh nghiệp đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm thúc đẩy hợp tác, đổi mới và phát triển bền vững trong ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam và khu vực.
Dấu mốc mới trong hợp tác, giao lưu nhân dân Việt Nam - Singapore

Dấu mốc mới trong hợp tác, giao lưu nhân dân Việt Nam - Singapore

Ngày 26/3 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Phó Chủ tịch Quỹ Quốc tế Singapore Lian Wee Cheow và Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore Nguyễn Đức Hùng đã ký và trao Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực giao lưu nhân dân.
Nhiều giải pháp thiết thực nhằm mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ giữa Việt Nam và Indonesia

Nhiều giải pháp thiết thực nhằm mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ giữa Việt Nam và Indonesia

Ngày 27/3 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Indonesia phối hợp Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Việt Nam - Indonesia hướng tới năm 2045: Tăng cường quan hệ đối tác, mở rộng hợp tác và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị". Sự kiện cập nhật tình hình hợp tác kinh tế giữa hai nước, đánh giá tiềm năng và dư địa phát triển, cũng như đề xuất các biện pháp nhằm phát triển hợp tác kinh tế và thương mại song phương.
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Sĩ quan trẻ góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển

Ngày 21/3, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam chủ trì phối hợp Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lào tổ chức Tọa đàm, giao lưu sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Lào với chủ đề “Tăng cường hợp tác xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển”.
Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Trung Quốc tuần tra song phương tuyến biên giới

Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Trung Quốc tuần tra song phương tuyến biên giới

Ngày 21/3, Đồn Biên phòng Lũng Cú, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Biên phòng khu vực huyện Phú Ninh, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực hiện tuần tra song phương trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Phiên bản di động