Cúm A hoành hành, thuốc Tamiflu tăng giá từng giờ
Bé 2 tuổi tử vong vì nhiễm cúm A/H1N1 Bé V.V.M.N. (27 tháng tuổi, Phú Yên) bị ho, sốt nhiều ngày liền, gia đình liền tự điều trị tại nhà bằng thuốc nhưng không ... |
Hai bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H1N1 tử vong ở Bệnh viện Chợ Rẫy TĐO-Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM, tính đến chiều tối qua, đã có thêm 2 bệnh nhân người Trà Vinh, điều trị tại ... |
Thai phụ nhiễm cúm A/H1N1 nguy kịch, hai bệnh viện tìm cách giữ mạng sống cho đứa bé trong bụng Thai phụ nhiễm cúm A/H1N1, tổn thương thâm nhiễm toàn bộ hai bên phổi, suy hô hấp nặng. Trước tình hình nguy cấp này, ekip ... |
Sáng 600.000 đồng/vỉ Tamiflu, trưa lên 2 triệu đồng!
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian gần đây ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận 100-120 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện ho, hắt hơi, chảy nước mũi… nghi ngờ do cúm mùa. Ngoài ra, Bệnh viện hiện đang điều trị cho 150 cháu mắc cúm A, trong đó có không ít trường hợp bị nặng.
Trước tình trạng khan hiếm thuốc Tamiflu điều trị cúm mùa, nhiều bệnh viện dùng thuốc này cho bệnh nhân nội trú. Trong khi đó theo phản ánh của nhiều người, hiện thuốc Tamiflu điều trị cúm đang khan hiếm tại một số bệnh viện. Thậm chí trên một số diễn đàn mạng, nhiều người phản ánh phải tìm mua thuốc Tamiflu ở “chợ đen” với giá đắt gấp ba lần so với bình thường.
Thuốc Tamiflu đặc trị cúm mùa |
Chị Nguyễn Ngọc Huyền (Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc: “Mới ngày thứ 7 mình còn mua được vỉ thuốc Tamiflu với giá 700 nghìn đồng, nhưng sáng nay ra hỏi mua hộ thì đã được báo với giá 1.2 triệu đồng/vỉ, chiều giá lại tiếp tục đội cao lên thêm 400 nghìn đồng/vỉ. Bệnh thì lan tràn mà giá thuốc thì cứ leo thang, quá mệt mỏi”.
Nhiều người còn phản ánh, sáng thuốc được bán với giá 600.000 đổng/vỉ 10 viên thì đến trưa quay lại, giá đã đội lên 2 triệu đồng.
Trong khi đó, giá thuốc Tamiflu bán theo đơn bác sĩ kê trong các bệnh viện chỉ có giá 48 nghìn đồng/viên.
Khi nào nên uống thuốc Tamiflu?
Theo ông Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, thuốc Tamiflu chứa hoạt chất oseltamivir là thuốc kê đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, không được sử dụng tùy tiện. Thuốc được chỉ định với nhóm có nguy cơ như người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, biến chứng viêm phổi... Vì thế, khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh mới dùng thuốc này, không nên tự ý mua thuốc về chữa cúm.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
Người dân cần tiêm vắcxin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Người bệnh khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.