Rà soát chính sách dự phòng bệnh không lây nhiễm cho học sinh, sinh viên
Tiến sĩ Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất phát biểu khai mạc buổi hội thảo tham vấn (Ảnh: Hà Minh). |
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Nho Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh vai trò của y tế trường học trong việc xây dựng một môi trường học tập lành mạnh cho học sinh. Ông cho biết: “Y tế trường học có ý nghĩa quan trọng và vô cùng cần thiết, trong những năm qua, ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều nỗ lực xây dựng mạng lưới y tế trường học từ trung ương đến địa phương để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe học sinh, tạo nên môi trường thuận lợi để các em học tập và phát triển tốt cả về tinh thần và thể chất. Trong tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, bệnh tật học đường nói chung và một số bệnh không lây nhiễm như vấn đề thừa cân béo phì, tiểu đường tuýp 2, rối loạn sức khỏe tâm thần hay các bệnh không lây nhiễm khác như hen phế quản, các bệnh phổi... có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và năng lực học tập của trẻ em. Chính vì vậy, vai trò của mô hình chăm sóc y tế thân thiện trong trường học là rất cần thiết nhằm tạo môi trường thân thiện, cởi mở cho học sinh, sinh viên thoải mái hơn trong việc tiếp cận để tìm hiểu các thông tin về sức khỏe.”
Đại diện tổ chức Plan International, bà Lê Quỳnh Lan, Quản lý Tác động Chương trình và Đối tác cho biết: “Các bằng chứng chỉ ra rằng, những hành vi không lành mạnh góp phần gây ra các bệnh không lây nhiễm, bao gồm dinh dưỡng không lành mạnh, hút thuốc lá, thiếu vận động thể chất, sử dụng rượu bia… Các thói quen này thường được hình thành từ giai đoạn thanh thiếu niên nhưng lại có thể gây ra hậu quả và tác động lâu dài thậm chí xuyên suốt nhiều thế hệ. Do đó chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến sự trưởng thành và phát triển của học sinh, sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua việc cải thiện chất lượng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên cũng như nâng cấp về cơ sở vật chất, điều kiện y tế học đường, năng lực của nhân viên y tế trường học, cũng như tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh, sinh viên, Dự án Sức khỏe thanh thiếu niên sẽ xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe thân thiện với học sinh, sinh viên, có đáp ứng giới và có mục tiêu dự phòng bệnh không lây nhiễm. Từ đó, sẽ ghi chép các bài học kinh nghiệm để làm bằng chứng để triển khai trong cả nước. ”
Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và nhiều ý kiến tham vấn hữu ích từ các chuyên gia, tuyên truyền viên và thầy cô giáo về những khoảng trống trong chính sách và Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng mô hình chăm sóc y tế thân thiện trong trường học. Kết thúc phiên làm việc, TS. Nguyễn Nho Huy đã yêu cầu Ban soạn thảo tổng hợp và tiếp thu các ý kiến một cách khoa học, có chọn lọc để sớm hoàn thiện Hướng dẫn kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên trong tương lai.
Một số hình ảnh tại sự kiện:
Các tuyên truyền viên của dự án Sức khỏe thanh thiếu niên tại buổi hội thảo (Ảnh: Hà Minh). |
Đại diện các trường THCS, THPT và Đại học tại buổi hội thảo (Ảnh: Hà Minh). |
Các tuyên truyền viên thảo luận nhóm về chủ đề y tế thân thiện và đáp ứng giới trong trường học (Ảnh: Hà Minh). |
Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam” giai đoạn 2 (2023 – 2025) (Ảnh: Hà Minh). |
Plan nâng cao ý thức phòng chống bệnh không lây nhiễm cho 46.000 thanh thiếu niên Chương trình sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ ở Hà Nội về những hành vi nguy cơ và những biện pháp phòng tránh các BKTN, giúp họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn đối với sức khỏe của mình. |
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các bệnh không lây nhiễm Các bệnh không lây nhiễm gây ra tử vong là bệnh tim mạch (chiếm 44%), tiếp đến là ung thư, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường. |