Tamiflu khan hiếm, người dân có thể dùng thuốc nào trị cúm mùa?
Cúm A hoành hành, thuốc Tamiflu tăng giá từng giờ Bệnh cúm mùa (cúm A) đang thành dịch trong những ngày gần đây khiến nhu cầu sử dụng thuốc Tamiflu tăng cao. Tại các bệnh ... |
Bé 2 tuổi tử vong vì nhiễm cúm A/H1N1 Bé V.V.M.N. (27 tháng tuổi, Phú Yên) bị ho, sốt nhiều ngày liền, gia đình liền tự điều trị tại nhà bằng thuốc nhưng không ... |
Hàng trăm học sinh ở Cà Mau đồng loạt nhập viện: Nguyên nhân do thay đổi thời tiết? Theo nhận định ban đầu của ngành y tế, do thời tiết thay đổi bất thường (giao mùa) khiến cơ thể trẻ không kịp thích ... |
Việt Nam chính thức lưu hành vaccine cúm mùa ‘3 trong 1’ IVACFLU-S Vaccine cúm A/H5N1 (IVACFLU-AH5N1) và vaccine cúm mùa (IVACFLU-S) do IVAC sản xuất đã hoàn thành 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đúng theo ... |
Bệnh cúm mùa là gì, có gây tử vong không?
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, ghi nhận các trường hợp mắc quanh năm. Tại Việt Nam, năm 2019, số ca mắc cúm mùa và tử vong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận có trên 400.000 ca mắc cúm, trong đó có 10 trường hợp tử vong.
Tamiflu khan hiếm trên thị trường do dịch cúm mùa bùng phát. |
Tại Việt Nam chưa ghi nhận chủng vi rút cúm mới cũng như chưa có sự đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người. Các chủng vi rút cúm được ghi nhận chủ yếu là vi rút cúm A(H1N1) và vi rút cúm B.
Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, ở trẻ em và người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Các loại thuốc đặc trị cúm mùa?
Thông tin từ Cục Quản lý dược, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã báo cáo về việc Bệnh viện Nhiệt đới không còn thuốc Tamiflu 75mg để điều trị cho bệnh nhân cúm, lý do vì Công ty CP Dược liệu Trung ương 2 không tiếp tục ký hợp đồng và cung cấp thuốc cho bệnh viện.
Tương tự, Bệnh viện Nhi Trung ương báo cáo kho thuốc của bệnh viện đang cạn dần thuốc Tamiflu 75mg do Công ty CP Dược liệu Trung ương 2 đang hết hàng, không có khả năng cung ứng.
Trước thực trạng trên, để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, Cục Quản lý dược đề nghị Công ty CP Dược liệu Trung ương 2 khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập khẩu thuốc Tamiflu 75mg phục vụ nhu cầu điều trị của nhân dân. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần thông báo ngay về Cục để được giải quyết theo quy định.
Theo thông báo của Cục Quản lý Dược, hiện nay trên thị trường nước ta có 6 loại thuốc chứa oseltamivir đặc trị cúm mùa được phép lưu hành.
Do đó, ngoài Tamiflu (do Italia) sản xuất đang khan hiếm và đội giá gấp nhiều lần trên thị trường, người dân có thể tìm mua thuốc với các thông tin dưới đây:
Thuốc chứa thành phần oseltamivir giúp điều trị cúm mùa. |
Cách phòng chống bệnh cúm mùa?
Theo Bộ Y tế, hiện nay, thời tiết mùa đông ở miền Bắc, khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm dễ dàng phát triển và lan truyền. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cúm.
Dự báo trong thời gian tới, số mắc bệnh cúm có thể ghi nhận gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung đông người.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
3. Tiêm vaccine cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
5. Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.