Sau hơn 4 thập kỷ ra đời, tiêm kích MiG-29 vẫn là 'sát thủ bầu trời'
Sau hơn 4 thập kỷ ra đời, tiêm kích MiG-29 vẫn là 'sát thủ bầu trời'. Nguồn minh họa |
Vào ngày 6/10/1977, tiêm kích thế hệ thứ tư MiG-29 Fulcrum của Liên Xô do phi công thử nghiệm Alexander Fedotov điều khiển đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.
Được biết, khung thân MiG-29 có hai sống chính để việc điều khiển máy bay tốt hơn, số động cơ tăng gấp đôi so với tiêm kích nhẹ truyền thống, chúng được đặt cách xa nhau nhằm tránh ảnh hưởng khi bị hư hỏng. Điều này cho phép Fulcrum tiếp tục bay dù chỉ với một động cơ.
MiG-29 được trang bị tổ hợp ngắm bắn hiện đại nhất lúc bấy giờ. Phi công có hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ, với thiết bị này, anh ta có thể “khóa chết” đối phương chỉ bằng một cái quay đầu mà không cần thay đổi hướng bay.
Tải trọng chiến đấu mà MiG-29 có thể mang theo khá thấp. Ngoài pháo hàng không 30 mm, máy bay được trang bị tên lửa dẫn đường ở nhiều tầm bắn khác nhau, rocket không điều khiển và bom rơi tự do.
Chi tiết phức tạp nhất của MiG-29 là động cơ, do vậy nhiều viện nghiên cứu và tổ hợp chế tạo hàng không Liên Xô đã tham gia vào quá trình phát triển và sản xuất động cơ RD-33.
Hiện nay, nhờ động cơ RD-33, MiG-29 có khả năng thao diễn tuyệt vời và dành được thiện cảm từ các phi công, nó mang lại những khả năng thực tế không giới hạn trong việc điều khiển máy bay.
MiG-29 có mặt tại 49 quốc gia và trở thành một trong những chiến đấu cơ dày dạn thành tích nhất, nó tham gia Chiến tranh vùng Vịnh, xung đột ở Kavkaz, chiến đấu ở Nam Tư và Nam Ossetia. Vào mùa thu năm 2017, MiG-29SMT còn tham gia tấn công những kẻ khủng bố ở Syria.
Hiện tại tiêm kích MiG-29 Fulcrum với nhiều phiên bản sửa đổi khác nhau vẫn tiếp tục phục vụ như một phần của Không quân và Hàng không Hải quân Nga.