Ra mắt Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm
Hỗ trợ đóng BHYT cho người lao động làm việc trong Khu kinh tế - quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa Từ ngày 1 – 31/5/2021, có 2 chính sách mới về bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành. |
Lắng nghe và chia sẻ về những thách thức ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em gái trong đại dịch COVID-19 Tổ chức Plan International Việt Nam và Trung tâm Sống & Học tập vì Môi trường (Live & Learn) vừa phối hợp tổ chức tọa đàm “Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em gái như thế nào?”. |
Là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) và một số Công ước của ILO liên quan đến bình đẳng giới và làm việc, các nước thành viên ASEAN đã chú trọng đến việc lồng ghép giới vào tất cả các trụ cột và các lĩnh vực của Cộng đồng ASEAN nhằm cải thiện bình đẳng giới và thúc đẩy nhân quyền trong khu vực.
Cụ thể với nỗ lực xây dựng Tuyên bố ASEAN về thực hiện đáp ứng giới trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2017. Bên cạnh đó, ASEAN cũng thúc đẩy các cam kết về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm trong các chương trình nghị sự của ASEAN…
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy công việc và bình đẳng giới trong chính sách và thực tiễn, tuy nhiên các nước thành viên ASEAN vẫn phải đối mặt với một số thách thức ở cả cấp khu vực và quốc gia với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ thấp hơn rất nhiều so với nam giới.
Bên cạnh đó, phụ nữ thường trả lương thấp hơn, phải đối mặt với rào cản gia nhập lực lượng lao động cao hơn, thường dễ bị sa thải sau khi sinh con và nghỉ thai sản, nghỉ hưu sớm hơn hoặc làm công việc gia đình không được trả lương.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết, Bộ LĐ-TBXH phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Quỹ Hợp tác ASEAN – Hàn Quốc đã điều phối thực hiện Dự án “Lồng ghép giới trong các chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững” trong Kế hoạch làm việc của các Bộ trưởng Lao động ASEAN giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch công tác của Ủy ban Phụ nữ ASEAN (ACW) giai đoạn 2016-2020.
Ra mắt Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững cho tất cả.Ảnh: Molisa |
Thứ trưởng đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật và tài chính mà Quỹ Hợp tác ASEAN - Hàn Quốc, ILO, UN WOMEN vì những cam kết đồng hành cùng Việt Nam và ASEAN trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, cụ thể trong lĩnh vực lao động ở cấp quốc gia và khu vực.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà khẳng định Hướng dẫn sẽ góp phần nâng cao năng lực và nhận thức của các cán bộ nhà nước phụ trách lĩnh vực lao động và bình đẳng giới và các bên liên quan khác về quan điểm về giới trong các quyền cơ quan của con người và các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
“Hướng dẫn cũng sẽ là cơ sở quan trọng để các quốc gia thành viên, các cơ quan liên quan của ASEAN và các đối tác phát triển xem xét các cơ hội, thách thức liên quan để thúc đẩy các điển hình tốt về lồng ghép giới trong quá trình thực hiện các chính sách lao động và việc làm tại các nước thành viên ASEAN, hướng tới một Cộng đồng ASEAN không ai bị bỏ lại phía sau”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Ông Kung Phoak, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN nêu rõ, mặc dù đại dịch Covid-19 đã và tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế trên khắp thế giới, đại dịch sẽ kéo theo hiệu ứng suy thoái đối với BDG.
Dẫn một nghiên cứu thống kê của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, ông Kung Phoak quan ngại, việc làm của phụ nữ bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này cao hơn 1,8 lần so với nam giới.
“Hơn nữa, phụ nữ chiếm 39% việc làm toàn cầu, nhưng lại chiếm 54% tổng số việc làm mất việc. Việc làm của nữ giới đang giảm nhanh hơn mức trung bình, ngay cả khi phụ nữ và nam giới làm việc trong các lĩnh vực khác nhau”, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN nói.
Với thực tế này, theo ông Kung Phoak, giải quyết vấn đề BDG trở nên quan trọng hơn bao giờ hết nhằm bảo đảm hơn nữa sự tăng trưởng kinh tế bền vững của khu vực. Lồng ghép BDG cũng được phản ánh trong quá trình phục hồi đại dịch của khu vực.
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Molisa |
Đồng thuận, Giám đốc UN Women khu vực Châu á – TBD, TS. Mohammad Naciri khẳng định, Hướng dẫn của ASEAN về lồng ghép giới vào các chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững cho tất cả mọi người đã cung cấp một bước quan trọng để đạt được bình dẳng giới về công việc.
“Hướng dẫn này cũng thể hiện cam kết của ASEAN trong việc đặt bình đẳng giới vào trọng tâm của di cư lao động và việc làm ổn định, phù hợp với ưu tiên được nêu trong Khuôn khổ phục hồi toàn diện ASEAN và Kế hoạch hành động ASEAN – LHQ 2021 – 2025”, TS. Mohammad Naciri nói.
Nhấn mạnh cần tăng cường bảo vệ pháp luật và xã hội, đặc biệt là đối với phụ nữ lao động nhập cư và phụ nữ làm việc trong khu vực phi chính thức, vì theo Giám đốc UN Women khu vực Châu á – TBD, do rủi ro của họ trong việc làm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Trong ba ngày làm việc trực tuyến, các đại biểu sẽ được nghiên cứu và thảo luận sâu hơn về nội dung của Hướng dẫn với sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia tư vấn quốc tế và tư vấn trong nước để làm cơ sở cho việc triển khai thí điểm và áp dụng hiệu quả Hướng dẫn tại cấp quốc gia trong thời gian tới.
Luật lao động mới bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động Bộ Luật Lao động đầu tiên của Việt Nam được thông qua vào năm 1994. Mới đây nhất, thương lượng tập thể cùng nhiều quy định mới về mối quan hệ lao động, được đưa vào bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực từ tháng 1 năm nay. Sự thay đổi này đưa pháp luật lao động Việt Nam tiệm cận với pháp luật lao động hiện đại nhất trên thế giới. Có thể nói đây là sự nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động. Phóng sự sau đây sẽ làm rõ hơn những điểm mới cùng đánh giá của chuyên gia quốc tế về bộ luật lao động mới này. |
Hỗ trợ đóng BHYT cho người lao động làm việc trong Khu kinh tế - quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa Từ ngày 1 – 31/5/2021, có 2 chính sách mới về bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành. |
|