Lắng nghe và chia sẻ về những thách thức ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ em gái trong đại dịch COVID-19
Khang Anh 18/03/2021 13:25 | Theo dòng sự kiện


Tọa đàm là cơ hội để trẻ em gái được lắng nghe và chia sẻ về những thách thức ảnh hưởng đến việc học tập trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Qua những câu chuyện thực tế, chia sẻ thẳng thắn của giáo viên và học sinh, chuyên gia cùng các tổ chức xã hội đã thảo luận và xây dựng nhiều đề xuất nhằm tăng hiệu quả của hoạt động giáo dục.
Tại sự kiện, em Yến Nhi, 19 tuổi, đại diện cho nhóm thanh thiếu niên hoạt động cùng Plan International trực tiếp tham gia vào nghiên cứu đã chia sẻ báo cáo của tổ chức với chủ đề “Đầu tư vào giáo dục cho trẻ em gái trong giai đoạn ứng phó và phục hồi sau Covid-19”.
Qua quá trình tham gia phỏng vấn sâu cùng nhóm nghiên cứu, viết lời tựa cho báo cáo, Nhi đã có những chia sẻ rất sinh động về ảnh hưởng của Covid-19 tới em, bạn bè của mình cũng như trẻ em gái tại một số nước khác tham gia khảo sát.
![]() |
Quang cảnh buổi toạ đàm. |
Điểm nhấn của sự kiện là tọa đàm giữa các khách mời đến từ Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam, đại diện tổ chức Plan International và các bạn thanh thiếu niên tham gia cùng tổ chức.
Bà Sharon Kane, giám đốc Quốc gia thuộc tổ chức Plan International chia sẻ: “Tổ chức Plan International phối hợp cùng các đối tác và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều dự án nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục, đặc biệt khi đại dịch khiến cho vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn. Văn phòng Plan International tại Indonesia, Úc và Việt Nam đã hợp tác để cùng xây dựng báo cáo này, với hy vọng những đề xuất từ nghiên cứu có thể được áp dụng, từ đó hỗ trợ các tổ chức thiết kế những chương trình hiệu quả, đảm bảo trẻ em gái trong khu vực có thể hưởng lợi từ giáo dục’’.
Tại buổi Tọa đàm, các khách mời cùng lắng nghe câu chuyện của giáo viên và học sinh, qua đó đưa ra những đề xuất nhằm hỗ trợ việc học tập cho các em một cách hiệu quả. Với mục tiêu xây dựng môi trường học tập bình đẳng hơn, những giải pháp được các khách mời đề cập tới bao gồm tập trung nâng cao nhận thức cho trẻ em gái, gia đình các em và cộng đồng về quyền được hoàn thành 12 năm học; loại bỏ các rào cản tài chính đối với việc tiếp cận, hoàn thành chương trình học; quan tâm hơn việc giáo dục cho trẻ em tại vùng sâu vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật. Ngoài ra, các khách mời đều đồng ý việc chấm dứt tình trạng kết hôn sớm, cũng như việc giảng dạy giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em tại vùng sâu vùng xa cần được quan tâm đẩy mạnh.
Ngân hàng Thế giới ước tính, việc trẻ em gái hoàn thành chương trình học 12 năm sẽ đóng góp cho các quốc gia từ 15 đến 30 nghìn tỷ USD do thu nhập và hiệu suất lao động được cải thiện. Đầu tư vào giáo dục cho trẻ em gái luôn cần được ưu tiên, đặc biệt khi đại dịch COVID-19 xảy ra kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến nỗ lực của toàn thế giới trong việc thúc đẩy giáo dục bình đẳng.


Đáng chú ý
Đà Nẵng: dập tắt kịp thời đám cháy tàu cá, bảo vệ khoảng 60 tàu neo đậu liền kề

Bài viết mới
Yên Bái gần nửa nhiệm kỳ nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân

Việt Nam chung tay thúc đẩy hợp tác quốc tế về bình đẳng giới

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.