Quốc hội chưa thông qua, 'ma men' lái xe chỉ bị phạt cao nhất 18 triệu đồng
Mức phạt cao nhất cho 'ma men' lái xe vẫn chỉ là 18 triệu đồng? |
Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp cuối năm ngoái, dự kiến thông qua ngày 14/6. Tuy vậy, có nhiều ý kiến khác nhau về các nội dung dự thảo, đặc biệt là những chế tài mạnh như: quy định bán rượu, bia theo giờ; cấm bán rượu, bia trên Internet hay các đề xuất tăng nặng mức xử phạt vẫn chưa được thông qua đang tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của độc người dân cả nước.
Hiện tại, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông, nhằm loại trừ nguy hiểm cho chính người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác.
Chế tài xử phạt những lỗi này được quy định khá rõ trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/8/2016 quy định các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:
Đối với người lái xe máy
Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở.
Phạt tiền 3-4 triệu đồng đối với điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở, hoặc người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-5 tháng tùy từng trường hợp.
Đối với người lái xe hơi
Phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 7-8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-6 tháng tùy từng trường hợp.
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác, gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. |
Chưa thông qua dự thảo luật cấm quảng cáo rượu, bia từ 18h - 21h hàng ngày Chiều 03/6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến thông qua hình thức biểu quyết về 3 nội dung có nhiều quan điểm ... |
Đám cưới không rượu bia, khách uống nước ngọt, nước khoáng ở Bình Phước Hàng trăm khách mời trong một đám cưới ở Bình Phước đã uống nước ngọt, nước khoáng thay cho rượu, bia. |
Hơn 200 đại biểu phản đối quy định "uống rượu bia không được lái xe" Không đạt đủ 50% số phiếu cần thiết, 2 quy định quan trọng nhất của dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ... |
Say rượu bia không được lên máy bay từ 1/6/2019 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định chi tiết việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ ... |
Trót uống rượu, bia lái xe sẽ không được bồi thường bảo hiểm? Hầu hết các hãng bảo hiểm hiện nay đều có điều khoản miễn trừ đối với lái xe uống rượu, bia và vi phạm nồng ... |