Quan hệ Việt Nam - Thụy Điển: 50 năm và những bước chuyển mình
Bộ trưởng Thương mại và các vấn đề Bắc Âu của Thụy Điển Ann Linde và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại sân bay quốc tế Stockholm Arlanda. (Ảnh: TTXVN) |
Đầu năm 2019, bên cạnh lễ kỷ niệm chính thức 50 năm quan hệ ngoại giao song phương (11/1/1969 - 11/1/2019), nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng, tôn vinh hai nền văn hóa đã được tổ chức trang trọng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tiếp theo đó, một loạt các hoạt động thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật đã diễn ra, như Diễn đàn Internet Việt Nam 2019, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển,... Đây là những sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần mở ra nhiều cơ hội song hành phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0 cho hai quốc gia.
Nối tiếp các doanh nghiệp Thụy Điển đã thành công, IKEA sẽ sớm đầu tư vào Việt Nam. |
50 năm trước, tình hữu nghị được khởi nguồn từ nghĩa cử cao đẹp của Thụy Điển khi dành tặng Việt Nam những viện trợ, động viên quý báu về vật chất lẫn tinh thần trong thời chiến. Sau nửa thế kỷ, với sự vươn lên mạnh mẽ của mình, Việt Nam đã đưa tình hữu nghị hai nước bước vào thời kỳ mới, trở thành đối tác thương mại đầy triển vọng của Thụy Điển.
Việt Nam ngày nay đã trở thành "thỏi nam châm" thu hút không ít tập đoàn uy tín của Thụy Điển như ABB, Volvo, Tetra Pak, Electrolux, H&M,...Các doanh nghiệp này đã gặt hái được nhiều thành công tại thị trường Việt Nam, và đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động của mình.
“Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển vừa qua, IKEA - Tập đoàn bán lẻ đồ nội thất thiết kế nổi tiếng Thụy Điển đã công bố kế hoạch xâm nhập thị trường Việt Nam, hứa hẹn tạo ra hơn 100.000 việc làm. Nhà máy sản xuất bao bì của Tetra Pak cũng chuẩn bị đi vào hoạt động trong năm ngay. Ngoài ra, các công ty lớn khác của Thụy Điển như Ericsson chuyên về công nghệ cao, AstraZeneca chuyên về dược phẩm đã có những hoạt động nghiên cứu và phát triển với các đối tác Việt Nam”, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Hogberg chia sẻ.
Những năm khói lửa của chiến tranh chống Mỹ, năm 1968, biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển là hình ảnh Bộ trưởng Giáo dục Olof Palme (Thủ tướng Thụy Điển sau này) giơ cao ngọn đuốc phản chiến vì Việt Nam giữa thủ đô Stockholm. Nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, tình hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển cũng có thêm một biểu tượng mới: hình ảnh Công chúa kế vị Victoria Ingrid Alice Desiree bình dị, thân thiện dạo bước giữa thủ đô Hà Nội, "thành phố vì Hòa Bình".
Công chúa kế vị Thụy Điển trên cầu Thê Húc, tham quan đền Ngọc Sơn. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) |
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào đầu tháng 5/2019, bên cạnh những cuộc hội đàm, gặp gỡ với các chính khách, doanh nghiệp, Công chúa Thụy Điển đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người dân Hà Nội và bạn bè quốc tế, khi bất ngờ ghé thăm một quán bún bình dân, hay thức dậy thật sớm để tập thể dục ngoài trời, hít thở bầu không khí trong lành bên Hồ Gươm như bao người dân thủ đô,...
Hai tuần sau chuyến thăm của Công chúa kế vị Thụy Điển, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới nước bạn hứa hẹn sẽ đem đến nhiều bước tiến triển mới trong quan hệ song phương, với nhiều cuộc hội đàm với các lãnh đạo cấp cao như Thủ tướng Stefan Löfven, Quốc vương Carl XVI Gustaf, Chủ tịch Quốc hội Andreas Norlén,...
Theo chia sẻ của Đại sứ Thụy Điển Pereric Hogberg, bên cạnh việc thảo luận về hợp tác chính trị, phát triển toàn cầu, chủ nghĩa đa phương,...hai bên sẽ có những cuộc trao đổi thẳng thắn và cởi mở về kinh nghiệm phát triển đất nước, cùng xác định những vấn đề chung mà xã hội Thụy Điển và Việt Nam đang đối diện và tìm ra phương án giải quyết. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ cùng tham dự một Diễn đàn doanh nghiệp, với mục tiêu khám phá, khai thác những tiềm năng phát triển quan hệ kinh tế.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển Đoàn Thị Phương Dung, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp. Cùng với sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp hai nước, đây là những tín hiệu rất tích cực về triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư trong tương lai giữa hai nước. Đáng chú ý, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là chuyến thăm đầu tiên cấp Thủ tướng Việt Nam đến Thụy Điển sau 20 năm, Đại sứ nhấn mạnh.
Thụy Điển ra mắt phà siêu khủng chạy bằng... năng lượng gió và nước Bằng việc hạ thủy 2 chiếc phà vận hành hoàn toàn bằng pin có kích cỡ lớn nhất thế giới, Thụy Điển tiếp tục khẳng ... |
Đại sứ quán Thuỵ Điển ra mắt bộ công cụ giúp học sinh phân biệt thông tin trên internet TĐO - Sáng 19/1, tại trường THCS Thực Nghiệm Hà Nội, Đại sứ quán Thuỵ Điển đã ra mắt bộ công cụ giúp phân tích, ... |
Việt Nam học hỏi kinh nghiệm củng cố an toàn giao thông từ Thụy Điển Là nước có tỷ lệ người tử vong do tai nạn giao thông thấp nhất trên thế giới với 3/100.000 dân mỗi năm, mới đây ... |