Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu rút khỏi sân bay Kabul
Hà Linh (TH) 29/08/2021 11:00 | Thế giới 24 giờ
Ngày 28/8, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo quân đội nước này đã bắt đầu rút khỏi sân bay Kabul khi các nỗ lực sơ tán khỏi thủ đô Afghanistan bước vào giai đoạn cuối.
![]() |
Lực lượng Mỹ hỗ trợ công tác sơ tán tại sân bay Kabul, Afghanistan. Nguồn: Reuters |
Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hồi đầu tháng này, Tổng thống Joe Biden đã cử hàng nghìn binh sĩ tới sân bay Kabul để giúp sơ tán công dân Hoa Kỳ, những người Afghanistan yếu thế và những công dân nước ngoài có nhu cầu rời khỏi đây. Vào lúc cao điểm của đợt triển khai, Hoa Kỳ cử khoảng 5.800 lính để bảo vệ sân bay quốc tế Hamid Karzai tại Kabul.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby xác nhận, cuộc rút quân của Hoa Kỳ đã bắt đầu. Dù vậy, ông Kirby từ chối cho biết có bao nhiêu binh sĩ còn ở Afghinstan.
Theo các quan chức Hoa Kỳ, lo ngại về mối đe dọa từ các chiến binh thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K), một nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) vẫn đang tăng lên giữa bối cảnh lực lượng quân đội rút dần.
Tổng thống Joe Biden cảnh báo, tình hình ở Kabul vẫn rất nguy hiểm và nhiều khả năng sẽ xảy ra một vụ tấn công khủng bố nữa.
Cụ thể, Guardian đưa tin ngày 28/8, dẫn thông báo của Tổng thống Biden cho biết: “Nguy cơ tấn công khủng bố vào sân bay (Kabul) vẫn ở mức cao”.
“Tôi dặn các chỉ huy cần sử dụng mọi biện pháp có thể để ưu tiên bảo vệ lực lượng, đồng thời đảm bảo họ có mọi thẩm quyền, nguồn lực, và kế hoạch để bảo vệ người của chúng ta ở hiện trường”, ông Biden cho biết.
Đáng chú ý
Hội nghị quán triệt, triển khai Quy định số 65-QĐ/TW của Bộ Chính trị Về luân chuyển cán bộ

Bài viết mới
Tổng thống Biden yêu cầu sinh viên Học viện Hải quân đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông

Diễn đàn Kinh tế Thế giới kêu gọi hợp tác, đoàn kết toàn cầu trong bối cảnh lương thực căng thẳng

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.