Ông Tập Cận Bình vừa rời Bình Nhưỡng, Mỹ gia hạn trừng phạt Triều Tiên
Đối thoại bằng nhân nhượng, thiện chí là tính thời đại của quan hệ Mỹ-Triều Tiên |
Sau thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội: Lo bom hẹn giờ từ "mơ hồ ngoại giao" |
Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2019: Từ căng thẳng, đối đầu đến hai cuộc gặp thượng đỉnh |
Căng thẳng Mỹ-Triều vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: NgayNay.vn |
Vào ngày 21/6, chính quyền Mỹ đã quyết định gia hạn chế độ trừng phạt đơn phương đối với CHDCND Triều Tiên thêm một năm.
Theo tuyên bố bằng văn bản của Nhà Trắng, quyết định này được đưa ra nhằm áp dụng các biện pháp hạn chế dựa trên một số sắc lệnh được tổng thống Mỹ ký vào năm 2008, 2010, 2011, 2015, 2016 và 2017. Điều này nhằm ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng và các phương tiện chuyên chở của họ.
Tổng thống Mỹ đã tuyên bố: "Các hành động và chính sách của chính phủ Bắc Triều Tiên tiếp tục gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ…Do đó, tôi kéo dài thêm 1 năm các hạn chế liên quan đến Triều Tiên.”
Quyết định của Tổng thống Trump đã được gửi tới lãnh đạo Quốc hội Mỹ. Văn bản của tài liệu cũng đã được chuyển cho cơ quan báo chí của Nhà Trắng.
Vào tháng 6/2018, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần đầu tiên trong lịch sử đã được tổ chức tại Singapore, sau đó một thỏa thuận chung đã được thông qua. Trong thỏa thuận, Bình Nhưỡng cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Washington. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai đã diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27-28/2/2019. Sau nhiều cuộc gặp, bao gồm cả những cuộc gặp song phương và đa phương, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn không đạt được những thỏa thuận và chưa ký kết được một văn bản chung nào.
Phát biểu tại một diễn đàn do Tạp chí phố Wall tổ chức tại Washington vào ngày 11/6, Trợ lý Tổng thống Mỹ về An ninh Quốc gia, ông John Bolton nhấn mạnh rằng, từ quan điểm của chính quyền Mỹ, việc tổ chức một cuộc gặp mặt mới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un là hoàn toàn có thể, chỉ là Bình Nhưỡng có muốn làm điều đó hay không.
Mới đây, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên đến thăm Triều Tiên sau 14 năm đã kêu gọi ông Kim Jong Un duy trì đối thoại với Mỹ như mong muốn của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ông Kim nói rằng, Tiều Tiên đã thực hiện các biện pháp để tránh căng thẳng nhưng họ đã không nhận được phản hồi tích cực từ phía Mỹ.
Cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên diễn ra khoảng một tuần trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản. Cuộc gặp giữa lãnh đạo Triều Tiên và Trung Quốc lần này được coi như một “quân bài” thương lượng để Trung Quốc tìm kiếm những nhượng bộ từ Washington và giúp tìm giải pháp nối lại đàm phán Mỹ - Triều.
Tuy nhiên, ngay khi cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và Kim Jong Un vừa kết thúc, Tổng thống Mỹ đã hành động ngay khiến vấn đề Triều Tiên càng trở nên bế tắc.
Triều Tiên cảnh báo "tờ giấy lộn" với Mỹ Kênh truyền thông nhà nước Triều Tiên (KCNA) ngày 11/6 đã đăng tải thông tin cho biết, Bình Nhưỡng yêu cầu Mỹ rút lại chính ... |
Washington điều tàu chiến tới bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng hiệu triệu toàn dân chống Mỹ Triều Tiên kêu gọi cả nước chống lại Mỹ và những "động thái như côn đồ nhằm mục đích gây hấn" của Washington, RT dẫn ... |
Triều Tiên “khuyên” Mỹ trả lại tàu chở than để tránh lãnh hậu quả Đại sứ của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc hôm 21/5 cảnh báo Hoa Kỳ rằng việc bắt giữ một tàu chở hàng của nước ... |