Ông Biden dự định đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran trong nhiệm kỳ của mình
Quốc hội Iran trình ký văn kiện yêu cầu chấm dứt hoạt động thanh sát hạt nhân của LHQ |
Đồng minh thân cận khuyên ông Trump nên tới dự lễ nhậm chức của ông Biden |
Thông tin trên đài Sputnik (Nga) cho hay, ông Joe Biden sẽ đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký năm 2015, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), và tổ chức các cuộc đàm phán tiếp theo nếu Tehran quay trở lại tuân thủ nghiêm ngặt thoả thuận. Ông Biden cho rằng đây là điều khó khăn nhưng ông vẫn sẵn sàng thực hiện điều này.
Biden dự định đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran trong nhiệm kỳ của mình |
Ông Biden nói rằng: "Với sự tham vấn của các đồng minh và đối tác, chúng ta sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán và các thỏa thuận tiếp theo nhằm thắt chặt và mở rộng các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của Iran, đồng thời cũng sẽ đối phó với ‘chương trình tên lửa của nước này".
Theo ông, nếu Tehran nhận được bom hạt nhân, Iran sẽ gây áp lực rất lớn cho Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và các quốc gia khác cũng muốn sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình.
Theo TTXVN, trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Biden cũng nói rằng ông sẽ đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận JCPOA về chương trình hạt nhân Iran - thỏa thuận từng bị chính quyền Tổng thống Donald Trump rút khỏi. Đây được coi là "khởi đầu cho các cuộc đàm phán tiếp theo", nếu Tehran từ bỏ kho hạt nhân mà họ đã tích trữ do vi phạm thỏa thuận và quay lại tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận này.
Về phần mình, Iran cho biết Mỹ phải quay trở lại với các cam kết quốc tế của mình trước khi tiến hành các cuộc thảo luận tiếp theo. Ông Biden cũng cho biết sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà Tổng thống Trump đã áp đặt lên Iran.
Năm 2015, Iran đã ký kết Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) với Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh. Thoả thuận yêu cầu Iran giảm quy mô chương trình hạt nhân và hạ mức nghiêm trọng dự trữ uranium để đổi lấy các biện pháp trừng phạt, bao gồm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí 5 năm sau khi thỏa thuận được thông qua.