Những người đón Tết muộn
Những phong tục đẹp trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam Trải qua bao biến động của lịch sử, nhưng người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục, tập quán tốt đẹp trong ngày Tết cổ truyền. |
Để trẻ gắn bó với Tết cổ truyền Cho trẻ trải nghiệm gói bánh chưng là một trong những hoạt động thú vị để trẻ gắn bó hơn với Tết cổ truyền. |
"Trực chiến" xuyên Tết
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh là cơ sở thu dung điều trị Covid-19 tuyến cuối. Đây cũng là cơ sở điều trị nhiều F0 nặng, nguy kịch nhất tại miền Bắc từ trước tới nay.
Với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, hơn 500 giường ICU tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thường xuyên trong tình trạng kín chỗ. Gần một nửa số bệnh nhân đang điều trị phải hỗ trợ hô hấp từ HFNC đến thở máy và ECMO.
Khối lượng công việc lớn nên nhiều tuần trở lại đây, các y bác sĩ tại bệnh viện không có ngày nghỉ. Để đảm bảo công tác điều trị, sẽ có khoảng 500 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện "trực chiến" xuyên Tết.
Điều trị bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức tích cực. (Ảnh: Dân Trí) |
Khoa Hồi sức tích cực được xem là chốt chặn cuối cùng để giành lấy mạng sống của các bệnh nhân. Là nơi diễn ra những "trận đánh" ác liệt nhất với Covid-19, các y bác sĩ tại đây phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là về khối lượng công việc.
Tại khoa có 5 bác sĩ chính phụ trách 2 khu điều trị nặng. Các bác sĩ phân chia thời gian trực, bình thường cứ 2 ngày thì trực 24/24h, theo dõi sát tình trạng bệnh nhân. Hết giờ trực, họ tranh thủ nghỉ ngơi 1-2 tiếng, sau đó tiếp tục công tác điều trị.
Tết Nhâm Dần 2022, ít nhất 60 y bác sĩ của khoa sẽ ở lại chăm sóc, điều trị bệnh nhân. "Chúng tôi cố gắng hy sinh hạnh phúc bản thân, gia đình, để tập trung 100% sức lực, cứu sống bệnh nhân", BS Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực tâm sự.
Với các bác sĩ ở lại bệnh viện để ăn Tết thì lãnh đạo bệnh viện sẽ tổ chức các hoạt động đón Tết, tạo không khí quây quần, ấm áp gia đình.
Hay như tại Bệnh viện Đồng Nai 2, thay vì đi sắm Tết, Ths. Bs Phạm Thị Tám - Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm lại cùng đồng nghiệp đi thăm khám các bệnh nhân mắc Covid-19. Bệnh viện đã triều trị cho khoảng 2.000 bệnh nhân suốt từ đầu dịch đến nay. Khác với trước, gia đoạn này, hơn 90% F0 tại bệnh viện Đồng Nai 2 đều là những ca bệnh nặng, phải thở oxy dòng cao. Những ngày này, người nhà cũng đã được vào chăm sóc để bệnh nhân đỡ tủi thân.
10 năm làm bác sỹ chuyên khoa nhiễm, nhưng năm nay lại là năm đặc biệt với bác sỹ Tám, bởi những năm trước, dù phải trực Tết nhưng xong việc, chị vẫn được về quê ăn Tết cùng gia đình. Còn năm nay, tất cả bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý của khoa đều phải ăn Tết ở ngay bệnh viện. Hơn nữa, họ còn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.
"Cứ đến giai đoạn bắt đầu đặt vé để về quê ăn Tết thì háo hức, nhưng năm nay thì mình đặt trọng trách lên trên. Tức là không còn cảm giác mình phải đặt vé như thế nào nữa, thay vào đó là cái nỗi lo..." - Ths. Bs Tám chia sẻ.
Có những người quê ở tận miền Bắc, miền Trung và một năm chỉ về sum vầy với người thân 1 lần vào dịp Tết. Nhưng năm nay, họ đã gác lại niềm vui sướng riêng để ở lại bệnh viện, chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Không được cùng gia đình đón Tết dường như là đặc trưng đối với bất kỳ nhân viên y tế nào. Nhưng năm nay, họ còn phải đối mặt với nỗi sợ dịch tái bùng phát, bệnh nhân nhập viện đông. Và sợ hơn là cảnh sinh ly tử biệt của bệnh nhân vì bệnh nặng. Thay vì mong Tết sum vầy thì giờ đây, các y, bác sỹ đều mong... Năm mới bình an!
"Đón Tết trên bầu trời" đã thành quen thuộc
Gắn bó với nghề tiếp viên được 4 năm, Lê Minh Triết, sinh năm 1993, tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines đã đón tới 4 cái Tết xa nhà.
Đã từ lâu, những tiếp viên hàng không như Triết không còn khái niệm ngày cuối tuần hay lễ Tết. Họ tính ngày tháng theo khái niệm ngày bay, ngày không bay, ngày xa gia đình. Thậm chí, nhiều lúc vẫn thường đùa nhau rằng chẳng cần sắm sửa áo quần đón Tết vì những ngày này đều phải mang đồng phục đi bay.
Nam tiếp viên hàng không Vietnam Airlines Lê Minh Triết đã đón tới 4 cái Tết xa nhà. (Ảnh: CTV/Vietnam+) |
Giọng nói trầm ấm, Triết vẫn nhớ như in về những ngày Tết nơi xứ người khi anh và những đồng đội của mình hưởng không khí mùa Xuân trên đất khách.
Chuyến bay từ Việt Nam sang Nhật Bản năm 2018, giờ khởi hành chuyến bay là thời điểm qua thời khắc Giao thừa. Đó là một cảm giác lạ, đem đầy những trải nghiệm thú vị cho chàng tiếp viên trẻ...
Với mỗi phi công, tiếp viên Vietnam Airlines, được phục vụ hành khách bay Tết Nguyên đán để sum họp, đoàn tụ gia đình là niềm vui, hạnh phúc trong nghề hàng không.
Những phi công, tiếp viên hàng không luôn sẵn sàng đánh đổi những ngày lễ, Tết của mình để chắp cánh cho hành khách có những ngày đoàn viên trọn vẹn. Với họ, ý niệm thiệt thòi bên mâm cỗ đón Giao thừa chưa bao giờ có bởi việc “đón Tết trên trời” hay nơi đất khách đã rất đỗi quen thuộc.
Năm nay, các chuyến bay từ nước ngoài về nước số lượng khác với mọi năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, những tiếp viên hàng không như Triết luôn sẵn sàng tâm thế đi làm khi được bố trí, sắp xếp lịch bay dù khi về nước phải cách ly tại nhà theo đúng quy định.
“Dịch COVID-19 ‘càn quét’ ngành hàng không khiến nhiều hãng rơi vào cảnh khủng hoảng tài chính. Nhiều nhân viên Vietnam Airlines nghĩ năm nay sẽ không có thưởng Tết và được đi làm đã là sự may mắn. Thật bất ngờ khi Tết 2022 vẫn có được khoản thưởng nhỏ, cùng với giò xào, giò lụa, chả cốm… Đó là sự ghi nhận, sự quan tâm chăm lo sâu sắc của lãnh đạo Tổng công ty tới đời sống vật chất tinh thần của toàn thể người lao động, nhất là trong thời điểm tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch,” Triết chia sẻ.
Ngày cuối năm, khi người người chuẩn bị mua sắm Tết thì các công nhân vệ sinh môi trường vẫn miệt mài với công việc của mình. Cận Tết, do nhu cầu dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa Tết của người dân tăng cao nên lượng rác thải có thể tăng hơn gấp 3-4 lần so với ngày thường. Vì thế, công việc của những người công nhân vệ sinh môi trường cũng vất vả hơn.
Tại TP.HCM, công nhân vệ sinh môi trường phải tăng cường làm việc cả ngày lẫn đêm, duy trì liên tục từ ngày 29/1 đến hết 5/2 (từ 27 tháng Chạp đến mùng 5 Tết). Do tính chất công việc, không ít công nhân vệ sinh phải ở lại TP.HCM để thu gom, xử lý rác. Nhiều người quê xa, nhiều năm không được về quê đón Tết cùng gia đình. Có người vài năm không về được, cũng có người hơn 20 năm chưa được bữa ăn cuối năm nơi quê nhà.
Chị Phan Thị Điểm và đồng nghiệp tất bật dọn dẹp vệ sinh đường phố những ngày cuối năm. Ảnh: moitruongvadothi.vn |
Đã 23 năm công tác trong nghề, cũng là chừng ấy năm chị Phan Thị Điểm, công nhân môi trường Đội sản xuất số 5 thuộc Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Ngãi đón giao thừa ở trên các tuyến phố. Chị Điểm chia sẻ: Tết năm nào cũng vậy, từ ngày 23 âm lịch cúng ông Táo đến tận sáng mùng 1 Tết, khối lượng rác thải trên địa bàn có những ngày gấp ba, gấp bốn lần những ngày trong năm. Bởi, đặc thù công việc là phải luôn túc trực ngoài đường để đảm bảo vệ sinh hè đường, ngõ phố. Những ngày cuối năm lượng rác tăng nhiều hơn, chị cùng đồng nghiệp thường phải làm việc từ 6h 30 sáng đến tận khuya, hết rác mới về. Có những đêm 30 người dân vẫn dọn nhà, lúc ấy mình phải phải làm đến sáng mồng 1, khi phố phường sạch sẽ, không tồn đọng rác mới có thể trở về nhà.
Đồng nghiệp với chị Điểm, chị Nguyễn Thị Thanh Thuý (27 tuổi) chia sẻ, "những ngày giáp Tết, khối lượng công việc nhiều hơn nhưng các chị em động viên nhau cùng cố gắng vừa là kế mưu sinh nhưng cũng là công việc làm đẹp cho đời, làm đẹp cho xã hội".
Cộng đồng người Việt tại Tanzania sum họp đón Tết cổ truyền Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, cộng đồng người Việt tại Tanzania cùng nhau họp mặt, chia sẻ động viên và chúc cho nhau những vận hội mới, những điều tốt lành khi mùa Xuân mới đang về. |
Các bệnh viện sẵn sàng phục vụ người bệnh trong những ngày nghỉ Tết 2022 Ngày 21/1, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ; Chủ động đối phó với dịch bệnh, đặc biệt dịch COVID-19 dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. |