Những điều tốt đẹp sẽ đến với các nạn nhân da cam
Cần nỗ lực chăm lo đến các nạn nhân chất độc da cam ngay cả trong thời bình Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021), Tạp chí Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Yang Ho Trưởng đại diện Tổ chức nhân dân vì môi trường Bundang tại Việt Nam - đơn vị thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp Trung tâm Bảo trợ xã hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam giai đoạn 2. |
Bà Merle Ratner: Tôi sẽ luôn bên các nạn nhân da cam Bà Merle Evelyn Ratner là người Mỹ sinh ra tại New York. Bà từng xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam từ năm 13 tuổi và hiện là điều phối viên tổ chức Vận động Cứu trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam tại Hoa Kỳ. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021), bà đã nhắn gửi các nạn nhân này rằng: “Tôi sẽ luôn ở bên các bạn”. |
Cô gái Từ Thị Nhật Linh (sinh năm 1994), sinh ra và lớn lên ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, là con một và là thế hệ nạn nhân da cam thứ 2. Mẹ Linh là thanh niên xung phong ở mặt trận B5 và sau đó đi bộ đội ở Quân chủng Phòng không - Không quân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nên đã bị phơi nhiềm chất độc da cam.
Lúc sinh ra Linh đã bị một vết bớt đỏ ở nửa mặt bên phải kéo dài từ thái dương đến cổ và vai phải khiến Linh rất tự ti với bạn bè. Thấu hiểu cô con gái, mẹ Linh luôn hỏi thăm các bác sĩ, tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc chữa trị cho Linh nhưng không thành. Những câu trả lời ở bệnh viện địa phương, các đoàn bác sĩ từ nước ngoài hay từ các bệnh viện cấp trung ương đều không mấy khả quan.
Tuy nhiên bằng sự nỗ lực, 12 năm Linh đều là học sinh giỏi, thi đậu vào trường Trung học phổ thông Chuyên Quảng Bình (nay là trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp), dành được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đã giúp mình phần nào tự tin hơn vào bản thân. Năm 2011, khi đang học lớp 12 (chuyên Địa, THPT chuyên Quảng Bình) Linh được biết đến học bổng “Tìm kiếm tài năng nữ sinh trẻ” của Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ấn Độ phối hợp tổ chức. Với sự giúp đỡ của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (Hội), Linh may mắn giành được học bổng toàn phần trong 4 năm (2012-2016) để theo học ngành Kỹ sư Công nghệ-Thông tin ở Đại học Niilm (Haryana, Ấn Độ).
Nhật Linh (áo đỏ) trong một sự kiện nhằm hỗ trợ người khuyết tật. |
Đến năm 2014 khi trở về nước trong dịp nghỉ hè và khám tại Bệnh viện da liễu TW Linh được bác sĩ chẩn đoán bị chứng "u máu phẳng". Thời điểm này Linh đã bị ảnh hưởng khá nặng do để lâu, cụ thể là phần môi dưới và nửa mặt bên phải do ảnh hưởng của việc các mạch máu biến dạng bất thường nên việc chữa trị khó khăn, và mất nhiều thời gian hơn. Ngoài việc điều trị bằng tia V-beam, Linh phải làm phẫu thuật để điều chỉnh những biến dạng trên khuôn mặt, đặc biệt là phần môi dưới. Bác sỹ cũng phân tích, đưa ra những chẩn đoán về bệnh và cho biết căn bệnh còn nguy hiểm và sự phát triển bất thường của các mạch máu cũng sẽ để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.
"Lúc đó mình đã rất suy sụp khi biết rõ hơn về căn bệnh của mình. Cơ hội chữa lành cũng không cao nhưng mình vẫn quyết định thử vì đây cũng là mong muốn của mẹ. Sau 3 lần tia và 1 lần phẫu thuật thì mình hết kỳ nghỉ hè và quay lại Ấn Độ để tiếp tục học tập. Khoảng thời này mình vẫn còn rất bất ngờ khi biết về căn bệnh của mình nên khá chán nản và muốn buông xuôi, cộng thêm những đau đớn sau điều trị, phẫu thuật, sức khỏe bị ảnh hưởng nên mình đã bị rơi vào tình trạng trầm cảm trong khoảng nửa năm. Trong khoảng thời gian này mình học nhiếp ảnh và hay đi cùng những người bạn đến các khu ổ chuột ở thành phố Delhi. Ở đây mình được nói chuyện và chứng kiến những người dân không có nhà cửa kể về cuộc sống, ước mơ và nhân sinh quan của họ. Mình nhận thấy mình còn may mắn hơn họ rất nhiều và dần dần việc lắng nghe những câu chuyện của mọi người, chứng kiến cuộc sống của họ đã thay đổi suy nghĩ của mình, mình nhận ra rằng: Sống được bao lâu không quan trọng. Quan trọng là mình sống như thế nào, đem được những điều tốt đẹp gì đến cho những người xung quanh và những giá trị gì cho xã hội".
Lúc mới sang Ấn Độ học, do sức khỏe không tốt, thời tiết khắc nghiệt, mất một thời gian Linh mới làm quen với môi trường sống mới. Nhưng trở ngại lớn nhất lúc đó là ngôn ngữ, Linh học khá tốt khối C và A nhưng ngoại ngữ luôn là môn học yếu nhất, thời gian đầu gần như Linh nghe thầy cô giảng bài "như vịt nghe sấm". Kể từ đó, mỗi ngày Linh chỉ ngủ 3 tiếng để dành thời gian học tiếng Anh, chép bài, học bài trước khi đến lớp để nắm bài mới.
Linh chia sẻ: "Trước khi lên đường bay sang Ấn Độ, và cả trong thời gian ở trường các cô, chú, chị trong Hội luôn động viên "Em phải cố gắng, vì em là khóa nạn nhân da cám đầu tiên đi theo suất học bổng này nên nếu em bỏ học thì sẽ rất khó cho Hội để xin học bổng các năm sau cho các em nạn nhân da cam khác. Và các bạn, các em cũng sẽ bị ảnh hưởng tinh thần làm bỏ qua cơ hội học tập tốt" nên mình luôn cố gắng để phần nào đền đáp được sự giúp đỡ của Hội và mong là sự nỗ lực của mình sẽ đem lại thành quả nhất định để có thể động viên được các em là nạn nhân da cam khác nỗ lực vượt qua khó khăn. Đến tháng 7/2016 thì mình tốt nghiệp với tấm bằng giỏi kỹ sư Công nghê - Thông tin, thời điểm này có mình có một số lựa chọn để ở lại hay đi nước khác học tập và làm việc nhưng cuối cũng mình chọn trở về Quảng Bình".
Tháng 7/2016, Linh trở về nước tiếp tục quá trình điều trị ở Bệnh viện da liễu TW. Sau 5 lần tia do quá đau, cộng thêm rất tốn kém cho mẹ và sức khỏe suy giảm rất nhiều nên Linh quyết định dừng điều trị.
Chia sẻ về lý do quyết định về nước, Linh cho biết "Ở Quảng Bình việc học tiếng Anh chưa được phát triển, còn rất nhiều em, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em/người khuyết tật (NKT), nạn nhân da cam là đối tượng chưa được tiếp cận nhiều với tiếng Anh nên rất thiệt thòi và bị mất đi cơ hội tiếp cận với các môi trường giáo dục tốt. Nên mình quyết định về Quảng Bình để dạy tiếng Anh với mong ước sẽ góp phần giúp các bạn nhỏ đang gặp khó khăn, đặc biệt là NKT nói chung và nạn nhân da cam được tiếp cận với ngoại ngữ để biết đâu đây chính là bước đệm để các em được tiếp cận với môi trường học tập tốt hơn và thay đổi cuộc sống của mình".
Về nước, Linh dạy gia sư, sau đó mở lớp dạy ở nhà và xin dạy online trên các nền tảng quốc tế để được học hỏi và kiếm thêm thu nhập. Linh cũng đi học thêm để nâng cao trình độ tiếng Anh và các chứng chỉ liên quan đến việc giảng dạy một cách chuyên nghiệp. Cuối năm 2018 sau khi hoàn thành khóa học và đạt IELTS 7.0, Linh được trung tâm nơi mình theo học giữ lại làm việc.
Sau một năm giảng dạy ở trung tâm cùng với việc mở lớp ở nhà thuận lợi, Linh có được thu nhập cao và ổn định. Trong một lần làm tình nguyện viên phiên dịch cho một nhiếp ảnh gia người Canada đến phỏng vấn 21 hộ gia đình có người bị khuyết tật trên địa bản tỉnh Quảng Bình, Linh được gặp một em ở một xã miền núi sát biên giới Việt Lào bị bại liệt bẩm sinh chia sẻ rằng "ước mơ lớn nhất của em là được đi học". Lúc này Linh nhận ra là mong muốn lớn nhất khi quyết định trở về Quảng Bình của mình là được gắn bó, giúp đỡ đối tượng người khuyết tật, nạn nhân da cam chưa được thực hiện.
Tháng 1/2020 Linh quyết định xin nghỉ việc và tạm dừng việc dạy học trong một năm để làm các công việc liên quan đến công tác xã hội nhiều hơn. Linh tham gia Liên hoan tiếng hát người khuyết tật tỉnh Quảng Bình năm 2020. |
Linh đã xin làm nhân viên giám sát đánh giá kiêm cán bộ truyền thông cho Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình. Công việc của Hội là hỗ trợ sinh kế - y tế - giáo dục cho đối tượng là NKT gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Với công việc của một nhân viên giám sát đánh giá, cán bộ truyền thông Linh được đi nhiều, tiếp xúc trực tiếp với hàng ngàn đối tượng là NKT (trong đó có nạn nhân da cam) trên địa bàn toàn tỉnh, và cùng Hội vì sự phát triển của NKT tỉnh đem những phần hỗ trợ sinh kế, thiết bị y tế để giúp cho NKT cải thiện cuộc sống kinh tế, sức khỏe.
Ngoài ra Hội cũng kết hợp với tỉnh đoàn Quảng Bình mở các lớp tiếng Anh cho đoàn viên thanh niên nhằm gây quỹ hỗ trợ cho NKT, do Linh trực tiếp đứng lớp giảng dạy. |
Sau 1 năm tham gia làm công tác xã hội, 31/12/2020 Linh quay lại với công tác giáo dục. Hiện nay Linh là Phó giám đốc chất lượng-đào tạo cho một trung tâm ngoại ngữ, tin học ở Quảng Bình. Ngoài ra Linh cũng đang theo lớp tư vấn du học do Trường cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM tổ chức để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh của trung tâm ngoại ngữ, tin học nơi Linh đang làm, là thành lập công ty tư vấn du học vào cuối năm nay.
Nhân dịp 60 năm ngày thảm họa da cam ở Việt Nam, cô gái đầy nghị lực Nhật Linh gửi lời đến các nạn nhân nói chung và đặc biệt là các nạn nhân nhỏ tuổi rằng: "Không có bất kỳ một cá nhân nào là giống nhau cả. Ai sinh ra cũng đều đặc biệt theo cách của riêng mình vì vậy hãy chấp nhận, yêu thương sự khác biệt của bản thân mình. Đặc biệt là hãy sống tử tế, tích cực, không ngừng nỗ lực và có ước mơ thì những điều tốt đẹp nhất sẽ đến".
Những 'ông Bụt' của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021), Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu chân dung những người bạn quốc tế đã có nhiều đóng góp cho các nạn nhân da cam/dioxin. |
Việt Nam sẽ tích cực tham gia các cơ chế, sự kiện của Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện Mới đây, Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, Đại diện thường trực Việt Nam tại Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đã trình Ủy nhiệm thư tới TS. Robert Floyd, Thư ký Điều hành CTBTO. |
Chủ tịch nước gửi Thư thăm hỏi các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin" (10/8), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có Thư gửi các nạn nhân và gia đình các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Tạp chí Thời Đại xin trân trọng giới thiệu tới độc giả toàn văn Thư của Chủ tịch nước. |