Nhật Bản tái khẳng định chính sách ngoại giao trung dung qua chuyến công du vì hòa bình
Chuyên gia Singapore: chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định quan hệ hợp tác chặt chẽ song phương Chuyến thăm cấp nhà nước tới Singapore từ ngày 24 - 26/2 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là nhằm tái khẳng định quan hệ hợp tác chặt chẽ và giúp củng cố hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. |
Chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch nước: Tái khẳng định tình hữu nghị đoàn kết Theo Đại sứ Campuchia Chay Navuth, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phản ánh rõ quan hệ gần gũi Việt Nam - Campuchia, đồng thời là sự thể hiện đối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về tình hữu nghị giữa hai nước. |
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio duyệt đội danh dự trong chuyến thăm chính thức Thái Lan ngày 2/5. (Nguồn: AFP) |
Chuyến thăm 5 ngày tới Indonesia, Việt Nam và Thái Lan của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã diễn ra kịp thời, thành công và ý nghĩa.
Thông qua đó, Nhật Bản điều chỉnh cách tiếp cận chính sách đối ngoại của mình để phù hợp với các lợi ích của khu vực.
Các tuyên bố chính thức được đưa ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Kishida Fumio đều thể hiện thông điệp rất rõ ràng. Nhật Bản, với tư cách là đồng minh của Mỹ, đang giúp liên minh hiệp ước của mình có thêm sự ủng hộ trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Đồng thời, cường quốc kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng không quay lưng lại với ASEAN. Trên thực tế, Nhật Bản rất ủng hộ quan điểm của ASEAN về các nguyên tắc dựa trên luật pháp quốc tế và tầm quan trọng của hỗ trợ nhân đạo.
Ở cả ba nước Đông Nam Á, ông Kishida đều nhấn mạnh quan điểm của Nhật Bản về Ukraine.
Với tư cách là Thủ tướng đương nhiệm, ông Kishida đang có lợi thế rất lớn. Từng là Ngoại trưởng Nhật Bản giai đoạn 2012-2017 dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, ông đã thăm nhiều nước và biết rõ các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách chủ chốt trong khu vực. Hơn nữa, cả ba nước Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đều là những đối tác chiến lược quan trọng của Nhật Bản trong cả vấn đề kinh tế và an ninh.
Trong thời gian dừng chân tại Hà Nội, điểm đến được cho là đặc biệt nhất trong chuyến công du, Thủ tướng Nhật Bản đã thể hiện tài ngoại giao khéo léo của mình trong việc trung hòa quan điểm đối với xung đột Nga-Ukraine. Về vấn đề này, ông Kishida nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải đạt được sự hiểu biết và hợp tác của các nước càng nhiều càng tốt.
Ông Kishida cũng hoan nghênh việc Việt Nam thông báo cung cấp khoản viện trợ nhân đạo trị giá 500.000 USD cho Ukraine thông qua một tổ chức viện trợ quốc tế. Các thành viên ASEAN khác, bao gồm cả Thái Lan, cũng đã cung cấp viện trợ nhân đạo tương tự.
Nhật Bản tiếp tục cam kết giúp đỡ Việt Nam phục hồi kinh tế và tăng trưởng xanh trong thời kỳ hậu Covid-19. Ông Kishida cho biết các nước sẽ tăng cường hợp tác để đạt được sự phục hồi kinh tế trong các lĩnh vực thông qua đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Cả ba thành viên ASEAN đang hợp tác với Nhật Bản để vạch ra các kế hoạch hành động về chuyển đổi năng lượng, vốn sẽ là mục tiêu then chốt để đạt được sự phát triển bền vững trong nhiều thập kỷ tới.
Là thành viên châu Á duy nhất của G7, Nhật Bản đang trở thành hình mẫu để các cường quốc phương Tây học hỏi, với bài học kinh nghiệm được rút ra đó là nguyên tắc tôn trọng và cùng có lợi sẽ giúp củng cố hòa bình và thịnh vượng trong khu vực về lâu dài.
Trước khi trở về Nhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio có chuyến thăm Italy và Vương quốc Anh.
Sinh viên đại học Quảng Bình được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ học bổng Tiếng Anh Access UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định số 700/QĐ-UBND về việc phê duyệt khoản viện trợ Dự án “Chương trình học bổng Tiếng Anh Access” do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ với số tiền 25.428,23 USD. |
Thông qua Nghị quyết lên án chính sách cấm vận của Hoa Kỳ chống Cuba Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 35 của Liên minh châu Phi (AU) đã diễn ra trong 02 ngày (05-06/02/2022) tại Thủ đô Addis Ababa, Ethiopia. Với chủ đề “Xây dựng khả năng phục hồi dinh dưỡng ở lục địa châu Phi”, hàng loạt vấn đề “nóng” được các nhà lãnh đạo khu vực đưa ra thảo luận như các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19, tình trạng leo thang bạo lực và quân sự cũng như những bất ổn chính trị do tác động của chủ nghĩa khủng bố và sự trỗi dậy nguy hiểm của làn sóng thay đổi chính phủ. |