Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
06:56 | 10/09/2021 GMT+7

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu

aa
Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị.
Bộ Công Thương: Bánh trung thu rao bán trên mạng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc
Tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho trẻ em phù hợp với tình hình của địa phương

Nguồn gốc Tết Trung thu

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu

Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người ta lại nô nức chào đón tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng vành vạch cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một đời bình an. Nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu.

Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.

Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Qúy Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

Ý nghĩa Tết Trung thu

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Phong tục ngày Tết Trung thu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Trung thu thường được biết đến với một tên gọi phổ biến là Tết Thiếu nhi. Vào ngày này, các em nhỏ sẽ được thưởng thức những "đặc sản" mang đậm màu sắc truyền thống thông qua các hoạt động như: nhận quà, xem múa lân, rước đèn lồng và phá cỗ,...

Rước đèn

Rước đèn là một trong những phong tục không thể thiếu và được các em nhỏ ở cả nông thôn và thành thị yêu thích. Vào những ngày này, các bé sẽ cùng cha mẹ, ông bà tự tay làm những chiếc lồng đèn xinh xắn bằng những vật liệu đơn giản như giấy màu, giấy kính, khung tre,... Vào đêm trăng rằm, các bé sẽ ở mọi nhà sẽ cùng nhau rước đèn khắp các các con đường của làng quê, phố phường và ngân nga những ca khúc mang đậm sắc màu của ngày Tết thiếu nhi.

Múa lân

Múa lân là một trong những hoạt động đặc sắc và được các em nhỏ mong đợi nhất trong dịp này. Hòa vào tiếng trống nhộn nhịp và những sắc màu đầy nổi bật của những chú lân chắc chắn sẽ đem đến cho các bé những trải nghiệm khó quên nhất.

Phá cỗ

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu của mỗi gia đình để bày tỏ lòng thành kính đến tổ tiên trong dịp này. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau mang đậm màu sắc của vùng miền.

Tặng quà

Vào dịp này, các em nhỏ sẽ đặc biệt nhận được những món quà đầy ý nghĩa từ người thân như: đồ chơi, quần áo. lồng đèn,...

Ngắm trăng

Tết Trung thu rơi vào ngày 15/08 (Âm Lịch) và cũng là ngày mà trăng tròn nhất trong tháng nên sẽ là dịp vô cùng lý tưởng cho cả nhà cùng quây quần bên nhau ngắm trăng, hàn huyên tâm sự với nhau về mọi điều trong cuộc sống.

Tết Trung thu 2021 rơi vào ngày nào? Tết Trung thu 2021 rơi vào ngày nào?
Cách nấu nước đường làm bánh trung thu chuẩn nhất: Công thức chuẩn chỉ Cách nấu nước đường làm bánh trung thu chuẩn nhất: Công thức chuẩn chỉ
Bánh trung thu mini: Giá siêu rẻ, dùng đến Tết Bánh trung thu mini: Giá siêu rẻ, dùng đến Tết
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu

Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu

Trung thu đang đến rất gần, vì sao Trung thu lại được goj là Tết đoàn viên? Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung thu để giải đáp những thắc mắc nhé.
Trung thu 2024 rơi vào ngày dương lịch nào?

Trung thu 2024 rơi vào ngày dương lịch nào?

Trung thu 2024 rơi vào ngày nào là câu hỏi rất nhiều người quan tâm khi dịp Tết ddaonf viên này đang đến rất gần. Cùng Thời Đại tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Giới trẻ lên kế hoạch ngắm trăng theo phong cách mới mùa trung thu 2021

Giới trẻ lên kế hoạch ngắm trăng theo phong cách mới mùa trung thu 2021

Khu vực sảnh lounge bar JO247 của chuỗi SOJO Hotels được giới trẻ bình chọn là điểm đến mới lạ cho mùa trung thu năm nay với “view” toàn cảnh thành phố về đêm - một không gian thi vị để thưởng trăng vẹn tròn nhất.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7; Ông Trump ký sắc lệnh gỡ trừng phạt với Syria... là tin quốc tế nổi bật ngày 01/7.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động