Đổi bữa cho cả nhà với món gỏi bưởi thanh mát ngày Trung thu bằng công thức đơn giản
Phan Nguyễn 19/09/2021 09:00 | Cần biết
Theo quan niệm từ xa xưa bưởi được xem là loại trái cây tượng trưng cho sự đoàn tụ của gia đình. Nếu như dịp Tết Nguyên Đán sẽ chẳng thể thiếu được mâm trái cây gồm cầu - dừa - đủ - xoài - sung, thì Tết Trung Thu nhất định phải có bưởi.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nếu những món ăn nhiều tinh bột của mâm cơm ngày tết Trung thu khiến bạn dễ ngán thì gỏi bưởi chính là điểm nhấn của mâm cơm. Vị chua của bưởi kết hợp cùng vị tươi ngon của thịt và tôm quyện cùng vị cay của nước mắm tỏi ớt khiến cho món ăn này lôi.
Để làm món gỏi bưởi, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Tép bưởi, nước sốt bưởi hoặc cà chua, thịt gà, tôm luộc, dừa nạo, lạc rang, tương ớt, chanh, muối, đường.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chế biến:
Bưởi chọn những quả có múi to, bóc vỏ giữ cho tép bưởi còn nguyên, không bị vỡ, để tép bưởi dính với nhau thành từng cụm nhỏ mà không nên tách riêng từng tép.
Thịt gà nạc đã luộc đem xé nhỏ trộn lẫn với tôm luộc, tép bưởi và nêm gia vị.
Nước sốt: Lấy nước dừa đun sôi, sau đó vắt chanh, cho đường, muối và ớt vào cho hợp khẩu vị. Tùy theo sở thích có thể cho thêm thịt tôm băm nhuyễn vào nước sốt cho đậm đặc.
Sau khi đã làm xong nước sốt thì cho tất cả hỗn hợp này trộn với tép bưởi và thịt gà vào tô. Múc gỏi ra đĩa, rắc lạc rang, rau thơm, dừa nạo và ớt lên bề mặt để trang trí cho hấp dẫn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Gỏi bưởi có thể dùng chung với dưa leo, rau thơm các loại. Gỏi thành phẩm thơm mát, bùi bùi, ăn ngon đậm vị của nguyên liệu và nước sốt.
Truyền hình
Đáng chú ý
Đại biểu quốc tế gặp gỡ, giao lưu hữu nghị tại Lào Cai

Bài viết mới
Các chuyên gia an ninh mạng Australia cảnh báo nguy cơ liên quan tới ChatGPT

Sẽ điều chỉnh tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 cho khoảng 230.000 người

Chuyên đề

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Ngày Valentine, còn gọi là Ngày lễ tình yêu hay là Ngày lễ tình nhân diễn ra vào ngày 14/2 hàng năm. Ngày lễ này được đặt tên theo Thánh Valentinô, một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân và bạn bè khác giới. Trước đây, ngày Valentine là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.