Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
15:59 | 03/09/2024 GMT+7

Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu

aa
Trung thu đang đến rất gần, vì sao Trung thu lại được goj là Tết đoàn viên? Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung thu để giải đáp những thắc mắc nhé.
Trung Thu ấm áp cho các em thiếu nhi Việt Nam tại Lào Trung Thu ấm áp cho các em thiếu nhi Việt Nam tại Lào
Những con giáp phất lên như diều gặp gió ngay sau Tết Trung Thu Những con giáp phất lên như diều gặp gió ngay sau Tết Trung Thu

Nguồn gốc Tết Trung thu

Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu
Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu

Nhiều người cho rằng Tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi đi vào những giai thoại, người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về Tết Trung Thu khác nhau.

Câu chuyện Hậu Nghệ và Hằng Nga

Theo truyền thuyết, Hậu Nghệ và Hằng Nga là những vị thần sống bất tử, có công mang lại bình yên cho nhân gian nên người đời hết lòng tôn kính. Truyện kể lại rằng, mười người con của Ngọc Hoàng biến thành mười Mặt Trời làm cho cuộc sống phàm trần trở nên khó khăn hơn, gây ra nhiều đau khổ cho nhân gian. Thấy thế, Ngọc Hoàng đã mời gọi Hậu Nghệ giúp đỡ và chàng đã bắn hạ gục liên tiếp chín Mặt Trời, chỉ để lại duy nhất một người con của Ngọc Hoàng để tỏa sáng và mang hơi ấm cho thế gian.

Ngọc Hoàng thấy thế nổi trận lôi đình vì đã giết chết chín người con yêu quý của ông để cứu lấy thế giới phàm trần, ông đã trừng phạt vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga xuống trần gian làm phàm nhân. Cuộc sống trần gian bao điều cơ cực, Hậu Nghệ không chịu nổi cảnh vợ mình chịu khổ và già nua mỗi ngày, vì thế chàng đã tìm ra được thuốc trường sinh bất lão.

Trải qua bao khó khăn, gian nan trắc trở, Hậu Nghệ cuối cùng đã gặp được Tây Vương Mẫu. Cảm thông và thấu hiểu tấm lòng và tình cảm dành cho vợ của chàng, Tây Vương Mẫu đã cho chàng một viên linh đơn và dặn rằng mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có thể bất tử. Tuy nhiên, không may xảy ra cho vợ chàng, trong lúc Hậu Nghệ đi vắng, Hằng Nga liền thấy chiếc hộp linh đơn sáng lấp lánh, nàng đã tò mò lấy xem, bất ngờ Hậu Nghệ về, sợ chồng phát hiện, nàng đã vội vàng cho ngay viên linh đơn vào bụng. Do tác dụng mạnh của linh đơn, nàng đã bay về cung trăng và mối tình cả hai đành phải tách biệt và dang dở.

Trên cung trăng, nàng có Thỏ Ngọc làm bạn, Thỏ Ngọc thấy Hằng Nga suốt ngày ủ rũ, buồn bã vì nhớ thương chồng, Thỏ Ngọc đã giúp nàng làm ra thuốc để nàng có thể quay về nhân gian. Tuy nhiên mọi cố gắng đều không thành công, Hằng Nga và Thỏ Ngọc nương nhau sống trên cung trăng và không trở về được trần gian nữa. Theo nhân gian tương truyền rằng, họ vẫn tin Hằng Nga là người tốt và sẽ được thần tiên giúp đỡ, vào Rằm tháng Tám, Hằng Nga sẽ được phép xuống trần dạo chơi và phát quà cho các em nhỏ.

Truyền thuyết vua Đường Huyền Tông

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của Tết Trung Thu gắn liền với nàng Dương Qúy Phi - một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ.

Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông (hay Đường Minh Hoàng) chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn.

Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm Trăng sáng nhất của mùa Thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra Tết Trung Thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Truyền thuyết chú Cuội cây đa

Nhân gian truyền nhau rằng, vùng nọ có một tiều phu tên là Cuội, một hôm vào rừng đốn củi, may mắn thay Cuội đã phát hiện cây đa quý. Nhờ cây thuốc thần này, Cuội đã giúp nhiều người “cải tử hoàn sinh”, vượt qua sinh lão bệnh tử. Tiếng đồn về danh tính của Cuội và cây thuốc thần vang xa, bọn xấu đem lòng ghen ghét, hãm hại Cuội.

Một hôm lúc Cuội có việc vắng nhà, vợ Cuội đã bị kẻ xấu hãm hại và giết chết. Tuy nhiên nhờ cây thuốc thần, Cuội đã có thể cứu sống vợ mình, nhưng sau khi “cải tử hoàn sinh," vợ Cuội thay đổi tính tình và trí nhớ suy giảm. Một hôm, người vợ đãng trí đã dùng nước bẩn tưới cây đa quý, ngay sau đó cây đã tự bật gốc và bay lên trời. Vừa lúc đó, Cuội trở về và hốt hoảng chạy đến níu chặt cây nhưng không được, thế là Cuội đã theo cây đa bay lên tận trời cao.

Từ chính câu chuyện đó, nhân gian tương truyền rằng, những đêm Trăng rằm nhìn lên Mặt Trăng sẽ thấy vệt đen giống hình cây đa cổ thụ có người ngồi dưới gốc cây, đó cũng chính là hình ảnh ăn sâu vào tâm thức của người dân là Chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa.

Theo sự tích này, mỗi năm đến Rằm tháng Tám, Trăng sẽ tròn và sáng nhất, người ta thường bày mâm cỗ về phía Mặt Trăng để cúng Trăng cầu nguyện bình an, gia đình đoàn viên, sum họp. Từ đó, phong tục ngắm và cúng Trăng là tập tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam.

Ý nghĩa Tết Trung thu

Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu
Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu

Ý nghĩa Tết Trung thu không chỉ đơn thuần là một ngày để trẻ em vui chơi, mà còn là một ngày quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt. Đây là dịp để khơi dậy tình cảm gia đình và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ. Trong ngày này, không chỉ có trẻ em mà cả gia đình cùng quây quần bên nhau, tạo dựng một không gian ấm cúng và tràn đầy yêu thương. Đây là thời điểm để các thành viên trong gia đình gặp gỡ, chia sẻ niềm vui và tâm tư, tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và gắn kết hơn với nhau. Qua Trung thu, mọi người cùng nhìn lại quá khứ, đón nhận tương lai và trân trọng những giá trị gia đình, tình yêu và sự đoàn kết.

Các hoạt động ý nghĩa trong ngày Tết Trung thu

Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu
Trung thu 2024: Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động quan trọng trong dịp Tết Trung thu

Múa lân sư rồng

Múa lân sư rồng là hoạt động không thể thiếu trong lễ hội tết trung thu cổ truyền, tạo nên không khí rộn ràng, nhộn nhịp.Tiếng trống thùng thình vang lên, tiếng hò gieo vui thích từ các em nhỏ, người lớn tạo nên sự quân tâm đông đảo đặc biệt là các trẻ nhỏ, nét đẹp văn hóa truyền thống và vô cùng quan trọng trong hoạt động ngày tết trung thu thiếu nhi.

Rước đèn ông sao

" Rước đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu..." Đó là đoạn nhạc trong bài hát để mô tả bản sắc hoạt động rước đèn ông sao truyền thống trong ngày tết trung thu của các em thiếu nhi.Thi làm đèn ông sao bằng giấy đơn giản giúp các em phát huy tính sáng tạo, khéo léo, tinh thần đoàn kết yêu thương để tạo ra những lồng đèn năm cánh theo cách sáng tạo của chính các em.Cùng nhau xếp thành hàng, bám đuôi nhau, ca hát đi vòng quanh phố phường kết hợp cùng những chú lân và 2 nhân vật nổi tiếng là Chị Hằng và Chú Cuội điều đó càng làm các em nhỏ thêm phấn khích, vui vẻ.

Thi ca hát, biểu diễn văn nghệ

Có rất nhiều chương trình, hoạt động khác nhau nhưng không thể bỏ qua là hoạt động thi ca, biểu diễn hài kịch từ các em nhỏ.Phần này các em sẽ được tư do ca hát, thể hiện tài năng, những bài hát đều được liên quan đến tết trung thu như : Chiếc đèn ông sao, rước đèn tháng 8, vầng trăng cổ tích..v.v.

Ăn bánh Trung thu theo cách này, không lo béo Ăn bánh Trung thu theo cách này, không lo béo
Trung thu 2024 rơi vào ngày nào? Trung thu 2024 rơi vào ngày nào?
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Zhi Shan kết nối yêu thương trong mùa Tết Trung thu

Zhi Shan kết nối yêu thương trong mùa Tết Trung thu

Trong không khí rộn ràng của Tết Trung thu, đoàn nhà tài trợ Đài Loan (Trung Quốc) từ tổ chức phi chính phủ Zhi Shan đã có chuyến thăm và gặp gỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại miền Trung Việt Nam. Chuyến đi không chỉ mang ý nghĩa nhân đạo mà còn là dịp để các nhà tài trợ hiểu rõ hơn về những nỗ lực vươn lên của các em và tình hình thực tế tại địa phương.
Trẻ em kiều bào vui Tết Trung thu, hướng về quê hương

Trẻ em kiều bào vui Tết Trung thu, hướng về quê hương

Mùa Trung Thu năm 2024, cộng đồng người Việt Nam tại nhiều quốc gia như Malaysia, Đức, Campuchia, Singapore, Bỉ... tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho con em kiều bào. Bên cạnh việc duy trì nét văn hóa truyền thống, các em còn cùng nhau chia sẻ nỗi đau mất mát của đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, gắn kết quê hương với đất nước.
Trung thu 2024: mùa trăng nhân ái trên khắp mọi miền Tổ quốc

Trung thu 2024: mùa trăng nhân ái trên khắp mọi miền Tổ quốc

Trong bối cảnh miền Bắc chịu nhiều thiệt hại do cơn bão số 3, các chương trình Trung thu năm nay tại nhiều tỉnh thành diễn ra giản dị hơn nhưng giàu ý nghĩa. Các hoạt động sôi động như mọi năm nhường chỗ cho những chương trình sẻ chia và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhất là các em nhỏ vùng bão lũ.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (20/5): Miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (20/5): Miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày 20/5, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp vượng duyên vào cuối tháng 5/2025

3 con giáp này sẽ đón nhận vận đào hoa rực rỡ vào cuối tháng 5/2025, chấm dứt chuỗi ngày lận đận trong tình duyên.
Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Kinh nghiệm xin visa đi du lịch Đức

Việc xin visa Đức khá phức tạp và đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị hồ sơ là bước quan trọng nhất. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tăng khả năng đậu visa của bạn.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

9 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đức

Nước Đức được mệnh danh là "trái tim của Châu Âu" với bề dày lịch sử và nền văn hóa độc đáo là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Dưới đây là 9 địa điểm du lịch Đức nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua cho chuyến du lịch đầy trọn vẹn của bạn.

Đọc nhiều

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát phát triển kinh tế và văn hóa tại thành phố Lạc Dương

Ngày 19/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam để khảo sát tình hình phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã đến làm việc tại Công ty TNHH Tập đoàn Vòng bi Lạc Dương, Chùa Bạch Mã và Hang đá Long Môn – những địa danh tiêu biểu cho cả “sức mạnh cứng” trong sản xuất chế tạo và “sức mạnh mềm” của di sản văn hóa Trung Hoa.
Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Ngày 22/5, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cho tập thể cán bộ, công chức, người lao động ủy ban cùng cộng đồng kiều bào Úc, New Zealand, Nhật, Pháp... xem bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.
Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

Tin quốc tế ngày 21/5: EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO

EU, Anh áp lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, không chờ động thái từ Mỹ; Israel đối mặt nguy cơ bị cô lập vì chiến dịch ở Gaza; các nước cam kết tài trợ hơn 170 triệu USD cho WHO... là tin tức quốc tế đáng chú ý ngày 21/5.
Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sửa luật để sắp xếp tổ chức bộ máy, phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động