Người quê ra phố, người phố về quê
Dịp nghỉ lễ, nhiều gia đình đã lựa chọn bỏ những nơi đông đúc lên với miền núi hoang sơ để thưởng ngoạn cảnh sắc, đặc sản địa phương (Trong ảnh: Hang Múa ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình được mệnh danh là “nàng thơ của Tam Cốc” là một điểm đến hấp dẫn dịp 30-4 và 1-5 vừa qua) |
Khác với người Việt, Nhật Bản lại là một quốc gia mà người dân không hào hứng khi nghỉ lễ quá dài. Gần đây nhất, người Nhật đã chính thức bước vào kỳ nghỉ lễ kéo dài tới 10 ngày. Tuy vậy chỉ có 35% người dân nói “cảm thấy hạnh phúc” với kỳ nghỉ dài này.
Ở nước ta, những dịp nghỉ lễ, hình ảnh quen thuộc được nhiều người chia sẻ đó là những địa điểm danh thắng, bãi biển tràn ngập người. Một cảnh tượng chen lấn và dịch vụ tăng giá cũng là những hệ lụy mà nhiều người phải đối mặt.
Xu hướng này cũng bắt đầu có sự chuyển dịch. Nhiều người sống ở Hà Nội quyết tâm ở lại với Thủ đô để hưởng thụ những ngày vắng vẻ và bình yên. Số khác lại chọn những địa điểm du lịch ở các quốc gia khác. Dù chi phí đắt đỏ hơn, nhưng các lữ khách không phải đối mặt với cảnh chật chội, chen lấn và dịch vụ đắt đỏ.
Nhưng xu hướng đó vẫn chỉ là thiểu số, nhiều người dân vẫn kiên trì đi về nơi đông đúc để nghỉ lễ. Giá khách sạn và nhà nghỉ dịp này ồ ạt tăng giá nhưng vẫn cũng rơi vào tình trạng khan hiếm hay còn gọi là “cháy phòng”.
Quê tôi là một vùng quê ven biển. Những dịp này nếu không phải đón những người thân hữu về chơi và thăm thú quê hương, hầu hết không dám chọn bãi biển quê mình là nơi tụ hội.
Một lý thuyết phổ biến được nhiều người truyền tai nhau đó là: Nghỉ lễ người quê sẽ phải nhường lại không gian cho người phố. Người quê đã quen với không gian không xô bồ đông đúc, họ cũng không muốn trở thành nạn nhân của những pha chặt chém chát đắng. Thêm vào đó, dịp nghỉ lễ người ta sẽ quen nhiều hơn với những lựa chọn trái ngược nhau. Người quê ra phố người phố về quê.
Có một điều rất khó lý giải ở tính cách của số đông những người thích lựa chọn đi về nơi đông đúc. Giỗ tổ Hùng Vương năm nào cũng vậy, hình ảnh phổ biến đó là dòng người ken đặc nhau, nhọc nhằn di chuyển những bước chân mỏi mệt. Nhiều người còn sớm rèn luyện cho trẻ nhỏ thích nghi với sự chen lấn. Lực lượng an ninh đã nhiều lần phải giải cứu những em nhỏ ra khỏi dòng người dài mãi không ngớt.
Lý giải về điều này, nhiều người cho rằng Giỗ tổ Hùng Vương ngoài dịp là nơi đi chơi, thăm thú còn gắn với yếu tố tâm linh. Dịp này sẽ có nhiều hoạt động văn nghệ được tổ chức và cũng là cách để cho trẻ nhỏ hiểu hơn về nguồn cội.
Nhưng lý giải này vẫn không hoàn toàn hợp lý. Bởi cách thức để cho con cái hiểu về nguồn cội không nhất thiết phải đến tận nơi vào dịp lễ, hòa vào dòng người đẫm đầy mồ hôi, bực bội, chen lấn đến ngất xỉu.
Đối với nhiều trẻ nhỏ, những hành trình như vậy sẽ đem lại những ký ức kinh hãi hơn là sự giáo dục về cội nguồn. Càng khó hiểu hơn là những dịp về vào mùa hè, dòng người sẽ hối hả đổ đến các bãi biển nổi tiếng của nước ta. Cảnh đông đúc được tái hiện hàng năm với những khoảng cách sát sàn sạt.
Cũng đành vì chỉ có khi nào nghỉ lễ cả gia đình mới có cơ hội cùng nhau thực hiện những chuyến đi xa. Nhưng cũng không cần thiết tăng thêm sự ngột ngạt ở những bãi biển lớn.
Có một xu hướng cũng được nhiều người áp dụng đó là bỏ những nơi đông đúc đến với những nơi hoang sơ. Miền núi là một sự lựa chọn của nhiều người. Dịch vụ ở những nơi đây chưa hẳn đã đầy đủ và hoàn thiện, nhưng ngược lại họ có được không gian bình yên và thưởng ngoạn cảnh sắc, đặc sản địa phương mà không phải trải nghiệm cảm giác ngột ngạt của sự đông đúc.
Nhưng không gian bình yên đó cũng không phải là sự bảo toàn vĩnh viễn. Bãi biển quê tôi cũng là một ví dụ, nơi đây từng được hưởng cảm giác về sự thanh bình mỗi ngày lễ đến. Khi sự quảng bá được đẩy mạnh, bãi biển nơi đây cũng phải gia nhập vào sự đông đúc quá tải trong những ngày lễ. Dù mất đi sự bình yên vốn có, nhưng sự đông đúc lại là động lực kích cầu kinh tế. Nhiều dịch vụ được mở ra, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân.
Đi về nơi đông đúc vẫn đang là một xu thế thịnh hành nhưng không phải là một xu hướng nên được khuyến khích. Không chỉ là những trải nghiệm mệt mỏi, đó còn là áp lực đổ dồn lên các địa điểm vui chơi giải trí. Tuy nhiên, đó cũng là lựa chọn cá nhân của mỗi người dân, đông đúc đôi khi cũng là trải nghiệm thú vị đối với nhiều người cũng nên.
“Đi về nơi đông đúc vẫn đang là một xu thế thịnh hành nhưng không phải là một xu hướng nên được khuyến khích. Không chỉ là những trải nghiệm mệt mỏi, đó còn là áp lực đổ dồn lên các địa điểm vui chơi giải trí. Tuy nhiên, đó cũng là lựa chọn cá nhân của mỗi người dân, đông đúc đôi khi cũng là trải nghiệm thú vị đối với nhiều người cũng nên”. |
Xem thêm
Thói quen "hành xác" của người dân mỗi dịp lễ tết Đi du lịch dịp lễ tết là thói quen lâu nay của đại bộ phận người dân. Tranh thủ khoảng thời gian được nghỉ ngơi, ... |
Choáng với hình ảnh rác thải "bủa vây" các tụ điểm du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Vấn nạn rác thải xuất hiện ngập tràn tại các địa điểm du lịch, đặc biệt trong các dịp lễ từ lâu đã không còn ... |
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Nhiều điểm du lịch quá tải, ách tắc Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày nên nhu cầu du lịch của mọi người cũng theo đó mà ... |
2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ: Nhiều điểm du lịch "quá tải", "cò mồi" bủa vây Trong 2 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có không ít điểm du lịch rơi vào tình trạng "quá tải", ... |
Sapa thiếu nước: Khách sạn, nhà nghỉ cam kết đủ nước sinh hoạt Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều nhà nghỉ, khách sạn ở Sapa (Lào Cai) cam kết tình hình nước sinh hoạt đã được cải thiện để ... |
Du xuân, đi chơi hay… hành xác Du xuân, một hoạt động nghe đầy vẻ thanh tao, thư giãn, nhưng thực tế cách nó diễn ra khiến chúng ta phải nghĩ sang ... |