Người nghệ sĩ dùng rối cạn kể chuyện văn hóa Việt Nam
Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) từ bao đời nay. Đến nay, người Dao Tiền nơi đây vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Từ đó, họ tạo bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch, tăng thu nhập. |
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Yến - người lan toả văn hoá Việt trên thế giới Nhiều năm qua, tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Yến, Phó Tổng biên tập/Đại diện tạp chí World Alliances Journal của Liên hợp quốc tại Vienna (Áo), Chủ nhiệm Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu đã có nhiều nỗ lực trong việc kết nối cộng đồng, lan tỏa giá trị văn hóa của người Việt Nam ra thế giới. |
Nữ nghệ sĩ độc diễn rối cạn duy nhất Việt Nam
NSUT Nguyễn Hồ Thủy Tiên sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, khi cả bố và mẹ đều làm việc tại Nhà hát múa rối Việt Nam. Ngay từ nhỏ chị đã được tiếp xúc với những con rối. Tình yêu với nghệ thuật rối cứ thế lớn dần qua những hôm xem múa rối từ sáng đến khuya trong cánh gà, qua những màn trình diễn của bố mẹ, nghệ sĩ trong Nhà hát, xem nhiều đến nỗi thuộc lòng...
Cũng chính bởi tình yêu ấy, dù tốt nghiệp ngành sư phạm nhưng nghệ sĩ Thủy Tiên lại quyết định dành hết tâm huyết của mình cho những con rối. Để rồi hôm nay, chị trở thành nữ nghệ sĩ độc diễn rối cạn duy nhất tại Việt Nam.
NSUT Nguyễn Hồ Thủy Tiên hiện là nữ nghệ sĩ độc diễn rối cạn duy nhất tại Việt Nam. |
Nhắc về hành trình đến với rối cạn, NSUT Thủy Tiên không giấu nổi niềm tự hào. Trước đó vào năm 2008, sau khi tham dự một khóa học về nghệ thuật các nước Châu Á tại Hàn Quốc, nghệ sĩ Thủy Tiên trở về với những suy tư trăn trở, rằng lâu nay bạn bè quốc tế chỉ biết tới múa rối nước truyền thống của Việt Nam, trong khi đó rối cạn cũng rất đẹp, rất hay. Từ những suy nghĩ ấy, chị bắt đầu định hình một hướng đi cho riêng mình: Ðó là sáng tạo ra những con rối "made in Việt Nam" và phát triển nghệ thuật độc diễn rối cạn ở Việt Nam.
Là nữ diễn viên múa rối đầu tiên của Việt Nam có chương trình độc diễn rối cạn tại các liên hoan múa rối thế giới, NSUT Thủy Tiên từng đạt giải "Biểu diễn múa rối nguyên bản hay nhất" tại Indonesia (2013), giải "Trình diễn múa rối độc đáo nhất" tại Thái Lan (2014)... Với những đóng góp to lớn cho nghệ thuật múa trối nước nhà, năm 2015, chị được nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT.
Tháng 10/2017, NSUT Thủy Tiên là đại diện duy nhất của Châu Á tham dự “Liên hoan quốc tế các nhà hát giành cho khán giả trẻ” diễn ra tại Rumani. Đây cũng là dịp kỷ niệm Liên hoan tròn 10 năm tuổi với 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đại diện cho năm châu lục cùng 200 diễn viên tham dự.
Tại đây, NSUT Thủy Tiên mang tới chương trình “Vietnam in puppets” gồm các tiết mục nổi bật như “Dương xuân”, “Lân mẫu xuất lân nhi”, “Tứ linh”… trình diễn rối cạn trên nền nghệ thuật chèo và nhạc dân tộc. Những tiết mục của chị đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng khán giả quốc tế. Cũng nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, chị được trao giải "Nữ nghệ sĩ xuất sắc nhất" tại Liên hoan.
Sinh ra trong “cái nôi” của nghệ thuật múa rối, suốt 30 năm qua, NSUT Nguyễn Hồ Thủy Tiên luôn dành hết tình yêu, niềm đam mê của mình cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này. |
Dấu ấn văn hóa Việt từ những con rối
Nghệ thuật độc diễn rối cạn, hiểu nôm na là người nghệ sĩ phải biểu diễn một mình, cùng lúc điều khiển một hoặc nhiều con rối. Khi độc diễn, người nghệ sĩ vừa phải đảm nhận vai trò đạo diễn, vừa phải làm tròn vai trò diễn viên. Vì vậy muốn thu hút được khán giả, người nghệ sĩ không những cần phải có kỹ thuật tốt mà còn cần sự tinh tế, khéo léo, thể hiện qua từng động tác, nét mặt trong khi biểu diễn.
Sáng tạo không chỉ trên sân khấu, sáng tạo còn thể hiện ở đằng sau cánh gà. Để dễ dàng cho việc điều khiển và vận chuyển, NSUT Thủy Tiên đã sử dụng rất nhiều chất liệu như xốp, mây tre đan,… để tạo hình cho chú rối. Chị cũng tự tay thiết kế, may trang phục và “trang điểm” cho rối. Những chiếc áo tứ thân đầy màu sắc, những bộ trang phục hầu đồng trong Tín ngưỡng thờ mẫu đầy nghiêm trang hay nón lá – nét đặc trưng văn hóa của người Việt… tất cả đều được NSUT Thủy Tiên tái hiện trên những đứa con tinh thần của mình một cách khéo léo.
Người nghệ sĩ với đôi bàn tay tài hoa cùng những con rối nhỏ xinh đã và đang góp phần đưa những câu chuyện của văn hóa Việt Nam tới đông đảo bạn bè trên thế giới. |
“Nhiều bạn trẻ có thể không biết cách mặc áo tứ thân, chưa biết tới Tín ngưỡng thờ mẫu… Vì vậy, không đơn giản chỉ là trình diễn, điều tôi luôn mong muốn là được gửi gắm bản sắc văn hóa Việt vào mỗi tiết mục múa rối của mình. Hơn hết, tôi muốn tạo ấn tượng cho bạn bè quốc tế, để mỗi khi nhìn vào tác phẩm của tôi, mọi người sẽ thấy đó không chỉ là con rối Việt Nam mà còn là văn hóa Việt, con người Việt hiện diện” - NSUT Nguyễn Hồ Thủy Tiên cho hay.
Độc diễn rối cạn không chỉ là di sản của riêng NSUT Thủy Tiên, của gia đình, mà còn của cả thế giới. Suốt chặng đường dài theo đuổi nghệ thuật rối cạn, cái tên Nguyễn Hồ Thủy Tiên đã có một vị trí nhất định trong lòng những người yêu nghệ thuật. Đối nữ nghệ sĩ, nghệ thuật múa rối như duyên phận còn mỗi con rối lại như một người bạn tri kỷ khó tách rời.
Hạnh phúc của NSUT Nguyễn Hồ Thủy Tiên còn là cậu con trai, cũng là bạn diễn, người đồng hành trên chặng đường nghệ thuật nhiều chông gai. Lớn lên trong tình yêu và thừa hưởng năng khiếu múa rối của mẹ, chàng trai Xuân Duy 19 tuổi nay đã trở thành nghệ sĩ múa rối thực thụ, cùng mẹ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn đến với khán giả. Với NSUT Nguyễn Hồ Thủy Tiên, mong ước truyền cảm hứng, phát triển múa rối ở Việt Nam thông qua việc mở nhiều lớp dạy tạo hình con rối cho trẻ em, để các em tự tạo những con rối đơn giản, qua đó thêm hiểu và thêm yêu nghệ thuật múa rối nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung vẫn luôn là điều mà chị hằng ấp ủ.
Nghệ sĩ gốc Việt đối thoại với khán giả về phát huy bản sắc văn hóa trên đất Pháp Chiều 14/3 (giờ địa phương) tại Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac (thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp), đã diễn ra cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa một số nghệ sĩ Pháp gốc Việt với khán giả về những nỗ lực gìn giữ và phát huy tinh thần, bản sắc Việt trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu. |
Búp bê Nhật Bản kể chuyện văn hóa trên đất Đà Nẵng Gần 70 tác phẩm búp bê Nhật Bản tinh xảo sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng (78 Lê Duẩn, Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) từ ngày 30/5-20/6. Triển lãm do Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức, góp phần quảng bá những nét đẹp văn hóa Nhật Bản đến với nhân dân Việt Nam. |