Nghệ sĩ gốc Việt đối thoại với khán giả về phát huy bản sắc văn hóa trên đất Pháp
Nơi bản sắc văn hóa Mnông được lưu giữ, phát huy Bon (buôn) Jarah là địa danh gắn liền với căn cứ kháng chiến Nâm Nung (xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông). Hiện nay, cùng với sự phát triển, đổi thay mạnh mẽ của địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của bà con bon Jarah cũng không ngừng được cải thiện, nâng cao. Đặc biệt, đây là một trong những bon làng Mnông lưu giữ, phát huy rất hiệu quả bản sắc văn hóa của dân tộc mình. |
Giữ gìn và phát huy Di sản văn hóa dân tộc Đờn ca tài tử Hàng năm, tại Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh mở rộng. Khác với nhiều năm trước (là cuộc thi giữa các đơn vị), năm 2023, Liên hoan là nơi giao lưu gặp gỡ, nơi thể hiện niềm đam mê của các tài tử đờn, tài tử ca với Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. |
Các diễn giả đến từ nhiều ngành nghề nhưng có chung một tình yêu với đất nước và văn hóa Việt Nam. |
Nhân dịp này, khán giả và những người đam mê văn hóa Việt đã có dịp lắng nghe câu chuyện cuộc đời, tâm tư và cả trải nghiệm chuyên môn của các diễn giả như bà Eva Nguyen Binh, Đại sứ và Chủ tịch Viện Pháp; ông Clément Baloup, tác giả truyện tranh; họa sĩ Hom Nguyen, gửi gắm trong từng công trình.
Tới dự và phát biểu tại cuộc đối thoại có sự hiện diện của Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng.
Cuộc trao đổi diễn ra đúng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa Pháp và Việt Nam. Đại sứ Đinh Toàn Thắng cũng đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện như một sân chơi để gặp gỡ, giao lưu giữa các diễn giả và công chúng, tuy đến từ nhiều ngành nghề, công việc khác nhau nhưng cùng nhau chia sẻ tình yêu đối với đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
“Tôi trân trọng khi thấy tình cảm gắn bó với Việt Nam là nguồn cảm hứng trong công việc cũng như cuộc sống của các tác giả. Trên thực tế, những nét tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Pháp là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Pháp và Việt Nam. Hai đất nước, hai dân tộc có chung các nguyên tắc giá trị, trong đó có việc bảo vệ sự đa dạng văn hóa và gắn bó với bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc”, Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh.
Theo họa sĩ Hom Nguyen, văn hóa đóng vai trò như một sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Mỗi gia đình cần phải ý thực được tầm quan trọng của sợi dây văn hóa này trong việc duy trì sự gắn bó giữa các thế hệ tiếp theo với cội nguồn gốc rễ.
Chủ trì buổi gặp gỡ, ông Philippe Charlier, Giám đốc Nghiên cứu và Giảng dạy thuộc Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac nhấn mạnh, đây là một dịp tốt để các tác giả có thể nhìn nhận những khó khăn trong quá trình sáng tác và nghiên cứu các công trình, tác phẩm có lồng ghép yếu tố văn hóa, để từ đó cải thiện hơn về mặt chuyên môn và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng phát biểu khai mạc tại buổi gặp gỡ với một số nghệ sĩ Pháp gốc Việt, diễn ra chiều 14/3 tại Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac (Paris). |
Cùng ngày, tại Nhà hát thành phố Fontainebleau (cách thủ đô Paris khoảng 70km về phía đông nam), đã diễn ra chuỗi hoạt động giới thiệu về Việt Nam mang tên “Việt Nam trên sân khấu” do Ủy ban Kết nghĩa - hiệp hội được chính quyền thành phố Fontainebleau bảo trợ - phối hợp Studio Thi Koan (văn phòng sản xuất của nhà làm phim trẻ François Bibonne - tác giả của phim tài liệu âm nhạc “Once upon a bridge in Vietnam” (Ngày xưa có một nhịp cầu ở Việt Nam) tổ chức.
Chuỗi hoạt động đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng thành phố Fontainebleau, không chỉ những người bạn Pháp lớn tuổi yêu mến và quan tâm đến Việt Nam, mà còn cả học sinh và thanh niên địa phương đến tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Chuỗi hoạt động “Việt Nam trên sân khấu” thu hút đông đảo công chúng tại thành phố Fontainebleau và một số vùng lân cận ở nhiều lứa tuổi tới tham dự. |
Mở đầu cho chuỗi hoạt động là Hội thảo chuyên đề về “Quan hệ Pháp-Việt Nam, từ Hội nghị Fontainebleau năm 1946 đến chuyến thăm lịch sử vào năm 2018 của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tới Việt Nam”. Với những kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam, Tiến sĩ Pierre Journoud, giảng viên tại Đại học Paul Valéry Montpellier 3, đã điểm qua những dấu mốc đặc biệt trong mối quan hệ hai nước.
Trong khi đó, Tiến sĩ Amandine Dabat, nhà sử học về nghệ thuật, cháu gái đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đã có bài diễn giảng với tiêu đề “Hàm Nghi, vị vua lưu vong, nghệ sĩ tại Alger”, mang tới cho công chúng Pháp một cái nhìn rõ nét hơn về khía cạnh khác đậm chất nghệ sĩ của vua Hàm Nghi vốn ít được nhắc đến từ trước tới nay.
Cũng trong chuỗi hoạt động tìm hiểu về lịch sử, các tiết mục biểu diễn nhạc cụ dân tộc và âm nhạc cổ truyền của Việt Nam đưa công chúng Pháp tới gần hơn với văn hóa dân gian Việt Nam. Đặc biệt, bộ phim tài liệu “Once upon a bridge in Vietnam” (Ngày xưa có một nhịp cầu ở Việt Nam), phản ánh tương đối rõ nét về sự phát triển của thế giới âm nhạc cổ điển phương Tây tại Việt Nam, cũng được trình chiếu tới công chúng trong dịp này.
Tiến sĩ Pierre Journoud, giảng viên tại Đại học Paul Valéry Montpellier 3, tại hội thảo chuyên đề về “Quan hệ Pháp-Việt Nam: từ Hội nghị Fontainebleau năm 1946 đến chuyến thăm lịch sử vào năm 2018 của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tới Việt Nam”. |
Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đánh giá cao sáng kiến và nỗ lực tổ chức chuỗi hoạt động của thành phố Fontainebleau, đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp. Chuỗi hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam này càng mang ý nghĩa đặc biệt hơn cả khi được tổ chức tại thành phố Fontainebleau - địa danh gắn liền với Hội nghị đàm phán Pháp-Việt Nam tại Fontainebleau và chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1946.