Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
10:39 | 10/11/2024 GMT+7

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

aa
Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình Bắc - Nam.
Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc
Cà Mau hướng tới kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024)

Nghĩa đồng bào trong gian khó

Thanh Hóa là một trong những địa phương đón đồng bào miền Nam tập kết sớm nhất. Theo thông tin tại Hội thảo “Thanh Hóa với đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc - 70 năm sâu nặng nghĩa tình" vào đầu tháng 10/2024, chuyến tàu đầu tiên chở đồng bào miền Nam đã rẽ sóng cập bến cửa Lạch Hới - Sầm Sơn vào ngày 25/9/1954 giữa tiếng reo hò của hàng ngàn người dân Thanh Hóa. Trong vòng 9 tháng, từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955, Thanh Hóa đón tổng cộng 7 đợt tàu với 45 chuyến, bao gồm 47.346 cán bộ, bộ đội, 1.775 thương binh, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ.

Nhân dân miền Bắc đón tiếp cán bộ, bộ đội và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc tại bến Sầm Sơn (Thanh Hóa), theo quy định tại Hiệp định Geneva (25/9/1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân miền Bắc đón tiếp cán bộ, bộ đội và nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc tại bến Sầm Sơn (Thanh Hóa), theo quy định tại Hiệp định Geneva (25/9/1954). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Khắp các huyện xứ Thanh, phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào miền Nam diễn ra mạnh mẽ. Hàng ngàn bộ quần áo, chăn màn, thực phẩm được chuẩn bị. Để xây dựng nơi ở tạm, các huyện miền núi ngày đêm vận chuyển hàng vạn cây luồng, gỗ về Thanh Hóa, giúp người dân miền Nam sớm ổn định cuộc sống.

Ông Diệp Văn Sơn, Phó Trưởng ban kiêm Tổng Thư ký Ban liên lạc học sinh miền Nam Thành phố Hồ Chí Minh kể lại kỷ niệm về những ngày đầu đặt chân đến Thanh Hóa khi ông mới 9 tuổi. Đã 70 năm trôi qua, nhưng ông vẫn nhớ như in khoảnh khắc được người dân Thanh Hóa đón tiếp nồng hậu.

Ông kể: "Tháng 11/1954, cậu bé 9 tuổi là tôi, lần đầu tiên xa nhà đặt chân đến Sầm Sơn, Thanh Hóa, sau bao ngày lênh đênh trên tàu của nước bạn Liên Xô cũ, rồi tàu gặp bão, phải núp ở đảo Hòn Mê. Sau đấy được thuyền đánh cá của ngư dân đưa vào đất liền.

Cảm nhận đầu tiên là cái rét rất xa lạ với những người miền Nam... Rồi cái lạnh, nỗi nhớ nhà của những đứa con lần đầu tiên xa nhà, xa quê cũng nguôi ngoai dần trước những tình cảm của người dân miền Bắc. Nhân dân Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã đón tiếp như đón người thân, những đứa con đi xa trở về".

Đêm đầu tiên, ông và những đứa trẻ miền Nam được phát áo bông, chăn bông, những món đồ xa lạ với trẻ em miền Nam.

"Chúng tôi nhớ mãi bữa cơm đầu tiên với món thịt kho su hào - bữa ăn ngon nhất sau gần 10 ngày lênh đênh trên biển vì phải trú bão.

(...) Buổi sáng chúng tôi ra một cái giếng duy nhất để súc miệng. Lúc này mới biết thế nào là lạnh. Cảm giác muốn rụng răng, sợ đến mức không dám rửa mặt.

Mấy ngày này liên tục được các đoàn đại biểu phụ lão, phụ nữ, thanh niên đến thăm, thật ấm lòng vì sự quan tâm chăm sóc”, ông Sơn kể lại.

Ông Diệp Văn Sơn, Phó Trưởng ban Kiêm Tổng Thư ký Ban Liên lạc học sinh miền Nam thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)
Ông Diệp Văn Sơn, Phó Trưởng ban Kiêm Tổng Thư ký Ban Liên lạc học sinh miền Nam thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Ông Sơn cùng bốn học sinh khác được phân ở tại một gia đình có ba người con. Đứa lớn 10 tuổi, đứa bé nhất gần 2 tuổi. Ông Sơn cho biết: Buổi sáng, anh chị chủ nhà ra đồng sớm, chúng tôi quan sát hình như gia đình không ăn cơm chiều. Chị về với một rổ khoai chưa kịp lớn và ít rau. Tối cả nhà quây quần bên nồi khoai luộc, để lại mấy củ cho bọn tôi sáng hôm sau.

Trưa, chiều, chúng tôi lên bếp dã chiến đem cơm về ăn, nhìn mấy đứa nhỏ chắc lâu ngày chưa được ăn cơm thấy mà thương! Bọn tôi bàn nhau mỗi ngày để ra ba chén cho mấy bé. Nhìn chúng ăn ngấu nghiến, càng thương. Được mấy ngày, anh chồng nói với chúng tôi “các em xa cha mẹ ra đây được Bác Hồ, Đảng nuôi dạy không thể để sứt mẻ tiêu chuẩn, dù chỉ một chén cơm”.

Ông Diệp Văn Sơn ở Thanh Hóa ba tháng, sau đó được chia lớp rồi chuyển về Hưng Yên. “70 năm qua, tôi mang những kỷ niệm về những ngày đầu trên đất Bắc, trên đất Thanh Hóa, nơi thay mặt các địa phương đón tiếp những con em miền Nam tập kết, trên cuộc hành trình của một kiếp người nhiều gian khó nhưng lắm tự hào.

Nhắc lại trước tiên để tri ân Bác Hồ, Đảng, Chính phủ, nhân dân miền Bắc và thầy cô, những người thay mặt cha mẹ có công nuôi dạy chúng tôi nên người. Biết ơn đồng bào miền Bắc đã nhường cơm, sẻ áo cho chúng tôi ở một thời gian khổ nhưng hào hùng”, ông Sơn nói.

Chén cháo nghĩa tình

Trong những trang hồi ức viết tay do ông Phan Văn Tạng, quê ở ấp Kiến Vàng, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, để lại có nhiều đoạn kể về những ân tình trên đất Bắc và được báo Cà Mau dẫn lại.

“... Ngày thứ năm đến bến Sầm Sơn, tàu lớn, bãi cạn không cập bến được nên phải đậu cách khoảng 1 km. Tuy xa nhưng chúng tôi vẫn thấy rõ trên bờ không khí náo nhiệt, trống rung cờ mở, tiếng hô khẩu hiệu âm vang, lan toả trên mặt sóng biển. Những chiếc thuyền của ngư dân vun vút lao ra đón chúng tôi. Các đồng chí thuỷ thủ tàu Ba Lan thả thang dây cho chúng tôi xuống thuyền (...) Ðảng uỷ và đồng bào đón chúng tôi hết sức nồng nhiệt. Ðồng chí Trưởng thôn dẫn chúng tôi đến từng nhà bàn giao. Bà con vui vẻ tiếp nhận.

Tối hôm ấy, một điều xảy ra hết sức bất ngờ là mãi đến 9-10 giờ đêm mà không thấy bà con ăn cơm. Hỏi ra mới biết, Thanh Hoá năm ấy vỡ đê, mất mùa, dân chúng không có thóc gạo mà phải dùng lá rau khoai lang trộn với trấu giã mịn hấp lên ăn. Thậm chí có người còn ra đường ray xe lửa đào rau má làm bữa, nên có câu: “Dân Thanh Hoá, ăn rau má, phá đường tàu”. Thế mà bộ đội chúng tôi được ăn 27 kg gạo mỗi tháng, bằng 900 gram/ngày. Bữa ăn nào cũng có thịt cá, trong khi đó bọn trẻ từ sáng đến chiều tối không có một hột cơm trong bụng. Nhưng mỗi khi dọn cơm ra sân đình thì không bao giờ thấy bóng bọn trẻ con đến nhìn ngó. Chúng tôi khâm phục sự lãnh đạo của Ðảng bộ và xúc động trước những nghĩa cử của Nhân dân. Nhiều đồng chí cảm động đến rơi nước mắt. Biến tình cảm thành hành động, chúng tôi gom số cơm sau bữa ăn còn, đem về cho đồng bào. Ðược vài lần, chính quyền địa phương phát hiện, phản ánh với đơn vị, chúng tôi bị kiểm thảo. Có khuyết điểm thật nhưng chúng tôi không hề ân hận”.

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tổ chức tại Thanh Hóa, ngày 27/10/2024. (Ảnh: Báo Thanh Hóa)
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tổ chức tại Thanh Hóa, ngày 27/10/2024. (Ảnh: Báo Thanh Hóa)

Một kỷ niệm khác cũng được ông Tạng nhắc lại: “Vào khoảng tháng 3, trời còn rét, tôi bị sưng phổi. Ðể đảm bảo quân số, quân y đưa tôi gửi nhà chị Tùng ở thôn Ðời Sơn. Chị Tùng có hai con, con trai lớn tên Tùng, cháu gái tên Tình. Chồng chị Tùng qua đời vì nạn đói năm 1945. Nằm được một tuần lễ, ngày nào trước khi ra đồng chị cũng đến hỏi thăm tôi. Một chuyện đầy cảm động nữa là, nhà chị chỉ còn một đấu thóc, chị đem giã lấy gạo trắng nấu cháo cho tôi, còn lại tấm mẳn, cám và trấu đem giọt thật mịn, trộn với lá khoai hấp lên để mẹ con chị ăn.

Con gà mái đẻ được 3 trứng, hết thóc nó không đẻ nữa, 3 trứng gà ấy cũng lần lượt nấu cháo cho tôi. Ban đầu tôi nghĩ thầm, hay là chị Tùng yêu tôi. Nhưng không phải, mà đó là tình dân hết lòng thương yêu bộ đội, nhằm bồi dưỡng cho tôi mau hết bệnh trở về đơn vị, cùng anh em xây dựng lực lượng hùng mạnh giải phóng miền Nam. Nghĩa cử đó làm tôi nhớ mãi”.

Sự kiện tập kết ra Bắc không chỉ là một dấu mốc lịch sử mà còn là biểu tượng sống động của tình đoàn kết giữa hai miền. Những ký ức về tấm lòng sẻ chia của người dân Thanh Hóa là minh chứng cho sức mạnh của tình người, cùng nhau vượt qua gian khó vì một tương lai hòa bình, thống nhất.

Khởi công Khu lưu niệm đồng bào, chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc tại Thanh Hóa Khởi công Khu lưu niệm đồng bào, chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc tại Thanh Hóa
Dấu ấn về Hiệp định Geneve và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan Dấu ấn về Hiệp định Geneve và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan
Phan Anh (tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cà Mau khánh thành Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954

Cà Mau khánh thành Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954

Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, Huyện Trần Văn Thời, UBND tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia, khánh thành Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử

200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 - 2024), chiều 15//11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”.
Cầu truyền hình 70 năm tập kết ra Bắc: Lời tri ân gửi thế hệ trước

Cầu truyền hình 70 năm tập kết ra Bắc: Lời tri ân gửi thế hệ trước

Vào lúc 20h10 ngày 16/11, cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc sẽ diễn ra tại ba điểm cầu Hải Phòng - Thanh Hóa - Cà Mau và được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình đặc biệt này được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao và sự hy sinh của thế hệ trước, những người đã góp phần xây dựng nền tảng độc lập, tự do và phồn vinh cho dân tộc.

Các tin bài khác

Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Ngày 1/10, Bảo tàng thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng lớp “Khôi phục và truyền dạy nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ năm 2024”.
Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Công tác quản lý di tích trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực của ngành.
Người Hải Dương gìn giữ giếng làng

Người Hải Dương gìn giữ giếng làng

Đi khắp các địa phương ở Hải Dương, tôi chợt nhận ra nhiều giếng làng - mạch nguồn sự sống của các vùng quê nghèo thuở xưa đang được các thế hệ hôm nay cải tạo, trân trọng gìn giữ.
Canh chua cá của Việt Nam lọt top 10 món ngon nhất thế giới từ cá

Canh chua cá của Việt Nam lọt top 10 món ngon nhất thế giới từ cá

Các chuyên gia ẩm thực của chuyên trang TasteAtlas gọi tên món canh chua cá của Việt Nam trong danh sách 100 món làm từ cá ngon nhất thế giới.

Đọc nhiều

Rikolto hỗ trợ 2 trường THCS tại Hà Nội nâng cao nhận thức về dinh dưỡng học đường

Rikolto hỗ trợ 2 trường THCS tại Hà Nội nâng cao nhận thức về dinh dưỡng học đường

Sáng ngày 30/11, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo tổng kết giai đoạn 1 dự án chương trình thí điểm thực phẩm bổ dưỡng và bền vững học đường (gọi tắt là Thực phẩm bổ dưỡng học đường), 2022-2024.
“Hạt giống” tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

“Hạt giống” tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Từ những trải nghiệm trên đất Campuchia, sinh viên Việt Nam mang về những giá trị đặc biệt: tri thức, văn hóa và cả tinh thần kết nối hai dân tộc. Những hạt giống hữu nghị này tiếp tục lan tỏa, góp phần xây dựng quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng sâu sắc.
Tài chính vi mô từ World Vision: Sinh kế bền vững, mở lối thoát nghèo

Tài chính vi mô từ World Vision: Sinh kế bền vững, mở lối thoát nghèo

Chương trình Tài chính Vi mô từ World Vision đang trở thành cầu nối giúp người dân nghèo Việt Nam xây dựng sinh kế bền vững, cải thiện cuộc sống. Từ những khoản vay nhỏ, nhiều gia đình đã thoát khỏi cảnh bấp bênh, vững bước trên con đường phát triển kinh tế.
Quan hệ Việt Nam - Rumani đang trải qua giai đoạn tươi đẹp và năng động nhất

Quan hệ Việt Nam - Rumani đang trải qua giai đoạn tươi đẹp và năng động nhất

Đây là phát biểu của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Rumani tại Việt Nam Cristina Romila tại buổi gặp gỡ do Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức ngày 30/11 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 106 năm Quốc khánh Rumani và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Cửa khẩu biên giới: mạch nối kinh tế Việt Nam và Campuchia

Những chuyến xe tấp nập xuyên biên giới, những đêm trắng bốc dỡ hàng liên tục, những mặt hàng phong phú, số lượng lớn liên tục được xuất, nhập... Đó là hơi thở của cuộc sống vùng biên giữa Việt Nam và Campuchia. Sinh khí này vừa thể hiện quan hệ kinh tế, vừa gắn kết tình hữu nghị giữa hai quốc gia.
Tình nghĩa hai bờ Sê San

Tình nghĩa hai bờ Sê San

Dòng Sê San, con sông hùng vĩ dài 237km, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh trên dãy Trường Sơn và chảy qua vùng đất Gia Lai, Kon Tum trước khi đổ vào Campuchia và hòa vào dòng Mekong. Hơn cả một dòng sông, Sê San là sợi dây liên kết, là chứng nhân cho những câu chuyện nghĩa tình giữa làng bản hai bên biên giới Việt Nam và Campuchia.
Trường Mầm non Hoa Ban –  Nơi gửi gắm những niềm tin

Trường Mầm non Hoa Ban – Nơi gửi gắm những niềm tin

Với những nỗ lực trong công tác chăm sóc và giảng dạy, trường Mầm non Hoa Ban, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) luôn là những đơn vị dẫn đầu bậc học mầm non trên địa bàn và trở thành địa chỉ để người dân tin yêu và gửi gắm niềm tin.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Cận cảnh phân xưởng thông minh của Tập đoàn Máy xây dựng XCMG Trung Quốc
Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Trung tâm Những người lao động Brazil
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 1/12, Bắc Bộ tiếp tục hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông.
Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30/11 Bắc Bộ trời rét, nền nhiệt vùng núi giảm xuống 11-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.
Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Thời tiết hôm nay (28/11): Hà Nội hanh khô, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 28/11, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực đồng bằng có thể xuống 15 độ C. Thời tiết Hà Nội hanh khô, không khí ở mức ô nhiễm.
Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Thời tiết hôm nay (27/11): Miền Bắc có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 11-13 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
Thời tiết hôm nay (25/11): Không khí lạnh tràn về, Hà Nội mưa rải rác

Thời tiết hôm nay (25/11): Không khí lạnh tràn về, Hà Nội mưa rải rác

Hiện nay, bộ phận không khí lạnh mạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay (24/11): Bắc và Trung Bộ trời chuyển lạnh

Thời tiết hôm nay (24/11): Bắc và Trung Bộ trời chuyển lạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động