Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
Hà Nội: “Hội thề trung hiếu" là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 995 năm “Hội thề trung hiếu” đền Đồng Cổ (1028-2023) và Lễ công bố quyết định ghi danh “Hội thề trung hiếu” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |
12 di sản được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có các quyết định đưa 12 di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các tỉnh: Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái và thành phố Hà Nội. |
Nghề làm gốm của người Chăm đã có từ lâu đời, hiện vẫn được cộng đồng người Chăm duy trì tại làng gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) và làng gốm Bình Đức (huyện Bắc Bình, Bình Thuận). Việc vinh danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là sự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới và đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Tỉnh Ninh Thuận nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN). |
Các sản phẩm gốm của người Chăm được sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng, tín ngưỡng của cộng đồng và làm quà tặng, trang trí cho các công trình nghệ thuật. Các sản phẩm này không chỉ tinh xảo về kỹ thuật sản xuất, mà ở đó còn chứa đựng nhiều bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm truyền từ đời này qua đời khác của người Chăm.
Chính vì những giá trị đặc biệt như vậy, UNESCO đã chính thức ghi danh nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào "Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp" vào ngày 29/11/2022.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới bạn bè quốc tế đã dành cho Việt Nam sự hợp tác, giúp đỡ hết sức quý báu để các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam được gìn giữ, ngày càng lan tỏa sâu rộng, hòa cùng dòng chảy của tinh hoa văn hóa nhân loại.
Bên cạnh Lễ đón Bằng ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” của UNESCO, Ninh Thuận cũng khai mạc Lễ hội Nho-Vang Ninh Thuận năm 2023. Đây là dịp giới thiệu các sản phẩm đặc thù, riêng biệt sẵn có về rượu vanh và nho của tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, tôn vinh những giá trị kinh tế mà cây nho mang lại cho địa phương.
Giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam tới cộng đồng UNESCO Tối 3/5, tại thủ đô Paris, Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã phối hợp với Đại sứ quán và Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp tổ chức đêm di sản văn hóa với chủ đề "Việt Nam - Sự hòa quyện văn hoá của đất, nước và con người", nhằm giới thiệu tới bạn bè quốc tế hình ảnh Việt Nam phát triển và đổi mới, năng động, nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. |
Đưa Mo Mường ở 4 huyện của tỉnh Sơn La vào anh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa Mo Mường ở 4 huyện của tỉnh Sơn La vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |